Philippines tạm dừng cuộc khảo sát ở Biển Đông sau khi tàu cá nước này bị lực lượng bảo vệ bờ biển và hải quân Trung Quốc 'quấy rối' hung hăng.
Hãng tin Reuters ngày 25-1 đưa tin Philippines mới đây đã phải tạm dừng cuộc khảo sát khoa học ở Biển Đông, sau khi hai tàu cá của nước này đối mặt với hành vi "quấy rối" và có phần hung hăng của lực lượng bảo vệ bờ biển và hải quân Trung Quốc.
Theo tuyên bố của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, vào ngày 24-1, hai tàu cá của nước này khi đang trên hành trình lấy mẫu cát tại bãi cát Sandy Cay gần đảo Thị Tứ ở Biển Đông đã gặp phải "các hành vi hung hăng" từ ba tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc.
Bên cạnh đó lực lượng tuần duyên Philippines còn cáo buộc Bắc Kinh đã triển khai bốn tàu nhỏ từ các tàu tuần duyên lớn hơn để "quấy rối" hai thuyền cao su vỏ cứng do Philippines điều động để di chuyển nhân sự đến bãi Sandy Cay.
Một trực thăng hải quân Trung Quốc cũng được cho là đã bay ở độ cao "nguy hiểm" trên các tàu thủy này.
Do sự "quấy rối" diễn ra liên tục trong thời gian dài và hành vi thiếu tôn trọng an toàn của lực lượng hàng hải Trung Quốc, Philippines đã quyết định dừng các hoạt động khảo sát tại khu vực Biển Đông.
Tuy nhiên theo tuyên bố từ phía Bắc Kinh đưa ra, lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc khẳng định Trung Quốc đã chặn và xua đuổi hai tàu của Philippines theo đúng quy định pháp luật của nước này.
Ngoài ra Trung Quốc còn cáo buộc các tàu của Philippines đã tự ý xâm nhập vào vùng biển gần bãi cát Sandy Cay mà không có sự cho phép, cố gắng "cập cảng bất hợp pháp" để lấy mẫu cát tại đây.
Thời gian qua Manila và Bắc Kinh không ít lần có những cuộc đối đầu leo thang tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển chiến lược này - nơi có giá trị thương mại hàng năm khoảng 3 nghìn tỉ USD - bất chấp việc các tuyên bố này chồng lấn với chủ quyền của Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Bất chấp những căng thẳng và bất đồng về tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc và Philippines đã đạt được thỏa thuận trong vòng đàm phán vào ngày 16-1, đồng ý tìm kiếm tiếng nói chung và các thỏa thuận hợp tác hai bên.
Vào năm 2016, tòa án trọng tài quốc tế đã đưa ra phán quyết rằng các tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông, dựa trên các bản đồ lịch sử, là không có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh không công nhận phán quyết này.
Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.
Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.