Sau cuộc gặp cấp ngoại trưởng đầu tiên ngày 18/2, thế giới lại tiếp tục mong chờ cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ với kỳ vọng sẽ mở ra bước đột phá thực sự cho cuộc xung đột ở Ukraine.
![]() |
Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir V. Putin tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản, 2019. (Nguồn: New York Times) |
Liệu cuộc xung đột Nga và Ukraine đã 3 năm sẽ đến hồi kết thế nào và cuộc gặp thượng đỉnh được mong đợi có mở ra giai đoạn hợp tác mới giữa hai “ông lớn” Nga và Mỹ. Điều này phụ thuộc phần lớn vào kết quả của cuộc gặp giữa phái đoàn Nga - Mỹ tại Riyadh vừa rồi.
Tân tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố “sốc” trước thế giới khi nói rằng sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng 24 giờ. Thế nhưng, ông chủ Nhà Trắng thứ 47 của nước Mỹ đã không thực hiện được điều đó. Tuy nhiên, điều thế giới phải ghi nhận hiện nay là ông Donald Trump đã và đang thúc đẩy khả năng sớm kết thúc cuộc xung đột ở Ukraine nhanh nhất có thể và bằng giải pháp đàm phán hòa bình.
Tin liên quan |
![]() |
Kể từ khi chính thức trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/1, đến ngày 12/2, tức chỉ vỏn vẹn hơn 20 ngày, ông Trump đã có cuộc điện đàm đầu tiên với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Cuộc điện đàm được đánh giá là “thực chất và hiệu quả” nhằm tiến tới chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Khác với người tiền nhiệm Joe Biden, ông Trump lựa chọn giải pháp chấm dứt xung đột Ukraine thông qua đàm phán trực tiếp với nhà lãnh đạo Nga Putin, thay vì Tổng thống Ukraine Zelensky. Sáu ngày sau, kể từ cuộc điện đàm đầu tiên, ông Trump đã cử phái đoàn của Mỹ đến Saudi Arabia đàm phán với đoàn Nga hôm 18/2. Với tiến trình “thần tốc” như trên cho thấy ông Donald Trump hết sức “sốt sắng” và rất nghiêm túc trong thực thi lời hứa của mình, cho dù không được như tuyên bố đặt ra khi tranh cử.
Cuộc đàm phán Nga-Mỹ ở cấp Ngoại trưởng đã kết thúc với những tín hiệu suôn sẻ. Hai bên đưa ra tuyên bố nhất trí thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine, đồng ý khôi phục hoạt động bình thường của các phái bộ ngoại giao của hai nước, và dọn đường chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo.
Nhận xét về cuộc gặp, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho rằng phía Nga đã “sẵn sàng tham gia vào một tiến trình nghiêm túc”. Cùng ngày (18/2), Tổng thống Donald Trump cũng đưa ra đánh giá tích cực, cho biết ông tự tin hơn nhiều vào việc có thể đạt được thỏa thuận để giải quyết xung đột ở Ukraine.
Trong khi đó, đại diện đoàn Nga cho biết, cuộc đàm phán rất nghiêm túc, các câu hỏi đã được đáp ứng. Nga sẽ sớm khởi xướng “quy trình giải quyết vấn đề Ukraine”. Tổng thống Putin còn để ngỏ khả năng sẽ đàm phán trực tiếp với Ukraine nếu đáp ứng được các điều kiện của Moscow. Còn theo Reuters, phía Mỹ đã dành nhiều “nhượng bộ” cho Nga khi đưa ra tuyên bố phương Tây cần xem xét dỡ bỏ trừng phạt Nga để đạt thỏa thuận hòa bình, đồng thời nhấn mạnh Mỹ có lợi ích trong việc phát triển hợp tác kinh tế với Nga khi chiến sự kết thúc.
Kiev đã có động thái mới ngay sau cuộc gặp. Phát biểu khi đang thăm Thổ Nhĩ Kỳ hôm 18/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố hoãn chuyến thăm Saudi Arabia vào ngày 19/2 với lí do không muốn “hợp pháp hóa” cuộc gặp Mỹ và Nga tại Riyadh.
Theo Reuters, trước cuộc gặp, châu Âu đã ra sức ngăn Tổng thống Donald Trump “bán đứng” Ukraine, một điều hết sức mong manh và khó thực hiện. Đến khi diễn ra cuộc gặp, các nhà lãnh đạo châu Âu đã họp khẩn tại Paris, Pháp. Cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo EU kéo dài 3 giờ và đã kết thúc trong sự chia rẽ sâu sắc về ý tưởng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine do Tổng thống Ukraine Zelensky đề xuất.
Nhưng tại Riyadh, từ kết quả bước đầu của cuộc gặp cho thấy, cả Mỹ và Nga về cơ bản đã tìm thấy được các điểm chung trong thỏa thuận, bao gồm 4 nguyên tắc trọng tâm của đối thoại. Đây là khởi đầu suôn sẻ, thận trọng, thể hiện thái độ và hành động quyết đoán, tin tưởng lẫn nhau và có chút nhượng bộ của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước.
Nhiều nhà quan sát cho rằng, cuộc đàm phán đầu tiên tại Saudi Arabia dường như không đơn thuần là tìm giải pháp chấm dứt xung đột Nga và Ukraine, hay thúc đẩy hợp tác song phương; mà thực chất, phía sau đó, có thể là sự “mặc cả” giữa Moscow và Washington trong định hình một trật tự thế giới mới.
Với Ukraine và châu Âu, cả hai đều cảm nhận một sự “trả giá” khá sâu sắc và nghiệt ngã trong cuộc chơi lớn này giữa hai siêu cường. Cả Ukraine và châu Âu, với một bên là liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột, và châu Âu là phần còn lại không bị tách rời của cuộc chiến, đều nhận kết cục chung khi bị Mỹ phớt lờ, không được tham vấn và tệ hơn là không được tham gia trực tiếp trong cuộc đàm phán vừa qua. Số phận của Ukraine và châu Âu giờ đây phụ thuộc rất lớn vào sự “ngã giá” giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ.
Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.
Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.