Lời chia sẻ về cách xưng hô với bác sĩ của một cô gái khi đi khám bệnh đang nhận tranh cãi kịch liệt, người đồng tình nhưng cũng có người phản đối.
Nguyên văn lời bộc bạch của cô gái như sau: "Đi bệnh viện khám bệnh gặp bác sĩ trẻ, mình xưng hô bằng với bác sĩ là chị với em (tại mình nhỏ tuổi hơn).
Được bác sĩ giảng đạo lại là đi khám gọi bác sĩ bằng gì, xưng hô sao cho đúng. Ủa là bác sĩ hay là giáo viên vậy ạ?".
Bên dưới bài đăng của cô gái là vô số ý kiến của cộng đồng mạng. Nhiều ý kiến "đồng cảm" với sự khó chịu của cô gái khi bác sĩ thiếu tinh tế yêu cầu bệnh nhân phải thay đổi cách xưng hô và "giảng đạo".
Dù vậy, bản thân tôi và rất nhiều người đồng tình với lời chia sẻ của một bạn đọc ở tuổi 61.
Cô kể rằng: "Cô nay 61 tuổi rồi, con út 25 tuổi. Cô đi khám bệnh toàn gọi bằng bác sĩ dù họ bao nhiêu tuổi, cũng như xưa nay vẫn gọi thầy cô giáo của con là thầy cô, không tính tới tuổi tác.
Đó là cách xưng hô để tôn trọng hai nghề đặc biệt trong xã hội là nghề cứu người và trồng người. Nó cũng rất lịch sự nữa...".
Tôi cũng đã xưng hô như thế thay lời cảm ơn với bác sĩ đang ra sức chữa lành, xoa dịu nỗi đau cũng như với thầy cô giáo miệt mài dạy dỗ con cái mình.
Là một giáo viên, có lẽ tôi khá mô phạm với nguyên tắc giao tiếp và có phần khắt khe với lời ăn tiếng nói chăng?
Đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ như in một bài học về cách xưng hô mà tôi được "học ké", "học lỏm" từ người thầy hiệu trưởng đầu tiên của mình.
Hôm đó là một buổi lao động vệ sinh toàn trường, thầy đi xung quanh để chỉ đạo và đánh giá hiệu quả công việc. Tôi phụ trách lớp 7, còn chị đồng nghiệp đứng cạnh tôi hướng dẫn học sinh lớp 6 quét sân trường.
Rồi chị gọi với theo nhóm các bạn nhỏ đằng xa bảo: "Mấy đứa sang quét quanh cột cờ đi!".
Thầy đã nghe câu nói, đến gần chúng tôi và góp ý nhẹ nhàng với chị. Đại ý: Ai lại gọi học sinh bằng "đứa/ mấy đứa", nghe chói tai và xa cách quá!
Thay bằng "con/ các con" hoặc "em/ các em" sẽ thân thiện biết bao!
Từ "thân thiện" được thầy dùng hơn chục năm trước khiến tôi nhớ mãi và tự răn mình phải cẩn trong hơn khi xưng hô với học sinh và phụ huynh.
Ngày mới mon men rời giảng đường và tập tành làm quen bục giảng, tôi thường gọi bọn trẻ cấp trung học cơ sở trước mặt bằng tiếng "em" trìu mến. Rồi thời gian vút trôi, sau hơn 17 năm "đưa đò" đẩy khoảng cách tuổi tác ngày càng kéo giãn ra, tôi dần dà gọi bọn trẻ bằng từ "con" thân thiện hơn, ngọt ngào hơn và gần gũi hơn.
Và với phụ huynh cũng thế, có khi tôi xưng "con" với ông bà của các cháu khi ông bà thay cha mẹ đến đón cháu về do ốm đột xuất. Có khi tôi xưng hô "chị - em" với những phụ huynh hay tương tác, khá thân thiết...
Ở chiều ngược lại, tôi cùng đồng nghiệp vẫn nhận đủ đầy hai tiếng "thầy/ cô" đầy tôn trọng từ học sinh, phụ huynh. Đó cũng là món quà lớn nhất, đong đầy nghĩa tình mà nghề cầm phấn có được.
Xưng hô xã giao với mọi người thuộc nhiều tầng lớp, khác nhau về giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị… không hề dễ dàng. Không có sách vở nào quy định việc bệnh nhân gọi bác sĩ bằng "bác" và không bắt buộc mỗi người phải gọi người làm nghề giáo là "thầy/ cô".
Nhưng người Việt vẫn luôn xưng hô theo phương châm "xưng khiêm hô tôn", nghĩa là khi xưng thì khiêm nhường, còn hô thì tôn kính, đặt người đối thoại vào vị trí cao hơn.
Giao tiếp là một nghệ thuật. Cách bạn xưng hô với người khác sẽ quyết định bạn là ai, phông văn hoá ứng xử thế nào và hiệu quả giao tiếp của bạn với đối phương thành công bao nhiêu.
"Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Bài học đúc kết từ ngàn xưa của ông cha ta răn dạy lễ nghĩa trong giao tiếp vẫn luôn vẹn nguyên giá trị!
29 gương mặt trẻ, tài năng trẻ tiêu biểu được tuyên dương đại diện thế hệ trẻ Quảng Ninh trên các lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, kinh doanh, quốc phòng, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, thể dục-thể thao, văn hóa, nghệ thuật, hoạt động xã hội…
Trước rằm tháng Giêng, nhiều người dân, du khách thập phương tới Phủ Tây Hồ để cầu bình an, may mắn trong dịp đầu xuân năm mới.
Thu hút du khách đến với Ninh Bình mùa lễ hội, hàng loạt sự kiện văn hóa nghệ thuật đậm chất cố đô sẽ diễn ra trong dịp lễ 30-4 và 1-5 này.
Phù nề bàn chân là tình trạng sưng tấy thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Thư viện Quân đội phối hợp với Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM và Cục Chính trị Quân khu 7 tổ chức triển lãm sách, báo với chủ đề 'Đại thắng mùa xuân 1975 - 50 năm thiên anh hùng ca giải phóng'.
Thanh tra Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất cơ sở thẩm mỹ có thông tin quảng cáo 'Changwon International Clinic', phát hiện nhiều vi phạm trong khám chữa bệnh; quảng cáo trái phép.
Một hôm tôi hẹn gặp cô ấy và thổ lộ hết tình cảm, cô ấy hỏi lại tôi: 'Sao anh không yêu người khác mà lại là em'?
Hình ảnh một nhóm người nước ngoài cùng các tình nguyện viên chung tay dọn rác dọc các con đường, bãi biển ở Đà Nẵng vào dịp cuối tuần đã để lại hình ảnh đẹp trong mắt người dân và du khách.
Festival Biển Nha Trang-Khánh Hòa 2025 diễn ra từ ngày 10/4-27/6 với gần 40 hoạt động, sự kiện sẽ là tâm điểm bùng nổ mùa du lịch Hè, thu hút du khách đến với thành phố biển Nha Trang nổi tiếng.