Tổng thống Emmanuel Macron khẳng định trong học thuyết hạt nhân của Pháp, luôn có một khía cạnh châu Âu gắn liền với lợi ích sống còn.
![]() |
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gợi lên chủ đề thảo luận về răn đe hạt nhân cho châu Âu. (Ảnh: Getty Images) |
Ngày 1/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẵn sàng bắt đầu thảo luận về răn đe hạt nhân cho châu Âu, ngụ ý Pháp có thể giúp bảo vệ các nước EU khác, do các mối đe dọa an ninh từ Nga.
Các nhà lãnh đạo châu Âu gặp nhau tại London trong ngày 2/3 để thảo luận về kế hoạch hòa bình cho Ukraine và tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu vào 6/3.
Trong cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Bồ Đào Nha RTP mà ông đăng tải trên X, Tổng thống Pháp cho rằng nếu châu Âu muốn tiến tới "tự chủ hơn" trong các vấn đề phòng thủ và răn đe hạt nhân, thì các nhà lãnh đạo châu Âu nên bắt đầu thảo luận về điều này.
"Tôi sẵn sàng mở cuộc thảo luận này... nếu nó cho phép xây dựng một lực lượng châu Âu. Trong học thuyết hạt nhân của Pháp, luôn có một khía cạnh châu Âu gắn liền với lợi ích sống còn của chúng tôi", ông Macron nói.
Đáp lại, trong động thái phản ứng tức thì, lãnh đạo cực hữu Pháp Marine Le Pen nêu rõ: "Răn đe hạt nhân của Pháp phải vẫn là răn đe hạt nhân của Pháp. Nó không được chia sẻ, càng không được ủy thác".
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu nhắc lại quan điểm của ông Macron rằng lợi ích sống còn của Pháp bao gồm "khía cạnh châu Âu", nhưng cũng khẳng định răn đe hạt nhân nằm dưới sự kiểm soát độc quyền của người đứng đầu nhà nước Pháp.
"Răn đe hạt nhân của chúng tôi là của Pháp và sẽ vẫn như vậy: Từ thiết kế và sản xuất vũ khí của chúng tôi, đến việc triển khai theo quyết định của Tổng thống. Nó bảo vệ lợi ích sống còn của Pháp, mà chỉ người đứng đầu nhà nước mới có thể xác định", ông Lecornu viết trên X.
Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.
Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.