Mới đây, dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm tái áp đặt sức ép tối đa lên Iran, song ông vẫn hy vọng sẽ không phải dùng đến sắc lệnh này, thậm chí bày tỏ thiện chí đối thoại với Tehran.
![]() |
Mỹ tiếp tục gây 'sức ép tối đa' với Iran. (Nguồn: Adobe stock) |
Ngày 4/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp "rất khắt khe với Iran" nhằm ngăn chặn nước Cộng hòa Hồi giáo sở hữu vũ khí hạt nhân, trong đó có nỗ lực nhằm đưa xuất khẩu dầu mỏ của nước Cộng hòa Hồi giáo về mức 0.
Tin liên quan |
![]() |
Khi ký sắc lệnh, Tổng thống Trump nói rằng, đây là quyết định khó khăn và cảm thấy phân vân khi đưa ra động thái này. Ông Trump cũng tuyên bố sẵn sàng đạt được thỏa thuận với Iran và bày tỏ thiện chí đối thoại với Tổng thống Masoud Pezeshkian.
Trong nhiệm kỳ đầu kết thúc vào năm 2021, ông Trump đã quyết liệt theo đuổi chính sách "sức ép tối đa" nói trên với Iran, rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt giữa Tehran và các cường quốc, đồng thời áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn.
Về thỏa thuận hạt nhân, ông chủ thứ 47 của Nhà Trắng nhấn mạnh trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social rằng, ông ưu tiên thỏa thuận hòa bình hạt nhân có thể xác minh với Iran.
Liên quan sắc lệnh mới của Mỹ, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Mohsen Paknejad nhận định, việc áp đặt các biện pháp đơn phương đối với các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt và gây sức ép đối với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ gây bất ổn thị trường năng lượng, cũng như gây tổn hại đến người dùng trên khắp thế giới.
Trong khi đó, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian khẳng định, nước này đang nắm trong tay “các lựa chọn để đối phó” với kế hoạch trên của Washington.
Với Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi, ông cho rằng mối lo ngại của Mỹ về vấn đề hạt nhân có thể giải quyết được, bởi Tehran cũng có quan điểm chống vũ khí hủy diệt hàng loạt. Vì vậy, Iran sẵn sàng trao cho Mỹ cơ hội giải quyết những bất đồng giữa hai bên.
Một quan chức cấp cao Iran cho biết, Tehran muốn Mỹ “kiềm chế Israel nếu Washington đang tìm kiếm một thỏa thuận” với nước Cộng hòa Hồi giáo.
Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.
Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.