Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh xung đột Nga - Ukraine chỉ kết thúc trong hòa bình nếu chủ quyền của Kiev được đảm bảo, không chấp nhận giải pháp khiến họ mất quyền lựa chọn.
"Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều đồng ý cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine nên kết thúc càng sớm càng tốt. Hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng hoặc bị thương", Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ngày 15/2. "Tuy nhiên, sẽ chỉ có hòa bình nếu chủ quyền của Ukraine được đảm bảo. Kiểu hòa bình áp đặt sẽ không bao giờ được chúng tôi ủng hộ".
Ông Scholz nói thêm cũng sẽ không chấp nhận "bất cứ giải pháp nào dẫn tới sự tách rời an ninh của châu Âu và Mỹ", cho rằng nếu kịch bản này xảy ra, bên duy nhất hưởng lợi là Nga.
"Những người châu Âu chúng tôi sẽ trình bày những lập trường này một cách mạnh mẽ và đoàn kết trong các cuộc đàm phán sắp tới", Thủ tướng Đức cho biết.
Ông Scholz nói thêm nếu đạt được hòa bình, để đề phòng không tái diễn xung đột, các bên ủng hộ Ukraine trước hết cần hỗ trợ xây dựng lực lượng vũ trang của nước này trong tương lai.
"Sẽ có trách nhiệm trong thời kỳ hậu chiến đối với châu Âu và Mỹ cũng như đối với các đối tác và bạn bè quốc tế của Ukraine. Mọi hình thức đảm bảo an ninh chúng ta đưa ra nên dựa trên cơ sở này", Thủ tướng Đức cho hay.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Zelensky đã có cuộc gặp với Phó tổng thống Mỹ JD Vance hôm 14/2, nhấn mạnh Ukraine muốn có "đảm bảo an ninh".
Xung đột Nga - Ukraine bùng phát từ tháng 2/2022 và đã khiến gần 13.000 dân thường thiệt mạng, theo Liên Hợp Quốc, cùng hàng trăm nghìn binh sĩ hai bên tử trận hoặc bị thương.
Triển vọng đàm phán hòa bình để chấm dứt xung đột gia tăng sau các cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin và sau đó là Tổng thống Ukraine. Lãnh đạo Mỹ - Nga nhất trí "đàm phán ngay lập tức" để kết thúc chiến sự ở Ukraine, trong khi ông Zelensky cũng tuyên bố "sẵn sàng hợp tác ở cấp độ nhóm" về cơ hội đạt hòa bình.
Tuy nhiên, các lập trường của Trump đang khiến nhiều bên lo ngại rằng Kiev sẽ bị gây áp lực phải chấp nhận những nhượng bộ "đau đớn". Tại buổi họp báo ở Nhà Trắng hôm 12/2, Tổng thống Trump bác bỏ viễn cảnh Ukraine gia nhập NATO và ủng hộ tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ rằng Ukraine khó khôi phục được đường biên giới trước năm 2014.
Hôm 14/2, ông Zelensky nói rằng ông chỉ sẵn sàng đối thoại trực tiếp với ông Putin sau khi Ukraine thống nhất quan điểm với Mỹ, châu Âu về cách chấm dứt xung đột.
Ngọc Ánh (Theo AFP)
Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.
Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.