Một hội đồng được Hạ viện Thái Lan chỉ định đã phản đối đề xuất dời thủ đô từ Bangkok đến Korat, cho rằng kế hoạch này tốn kém và cần trưng cầu dân ý trước khi quyết định.
Korat hay Nakhon Ratchasima nằm sâu trong lục địa, cách thủ đô Bangkok khoảng 300km về phía đông bắc.
Theo báo cáo được tờ Bangkok Post công bố vào ngày 10-2, hội đồng được Hạ viện Thái Lan chỉ định đã đưa ra kết luận rằng xây dựng một đê chắn sóng xung quanh Bangkok hoặc thành lập các trung tâm khu vực để giảm tải chức năng của các cơ quan chính phủ sẽ là giải pháp hợp lý hơn việc di dời thủ đô.
Hội đồng này cũng nhấn mạnh rằng việc dời đô sẽ có tác động sâu rộng đến các doanh nghiệp, việc làm và đời sống của người dân. Vì vậy, các cơ quan chính phủ liên quan đã thống nhất rằng một cuộc trưng cầu dân ý phải được tổ chức để quyết định liệu có nên di dời thủ đô hay không.
Đồng thời cần phải thực hiện một đánh giá toàn diện về những tác động tiềm tàng của dự án dời đô, bởi đây là một kế hoạch rất tốn kém.
Hội đồng cũng đề xuất tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia đã từng thực hiện việc di dời thủ đô, đồng thời yêu cầu nghiên cứu sâu hơn về tác động của sự thay đổi mực nước sông Chao Phraya và mức độ thay đổi của mực nước biển trong tương lai.
Đề xuất di dời thủ đô đến thành phố Korat thuộc vùng đông bắc Thái Lan được ông Patchara Jantararuangtong, nghị sĩ của Đảng Vì nước Thái, đưa ra tại Hạ viện vào tháng 10-2023.
Ông này đưa ra lý do rằng Bangkok đang phải đối mặt với các vấn đề sụt lún, mực nước biển dâng cao và tình trạng ngập lụt thường xuyên vào mùa mưa. Các chuyên gia dự đoán rằng Bangkok có thể bị nhấn chìm bởi nước biển trước cuối thế kỷ này.
Đến tháng 11-2023, nội các Thái Lan đã quyết định trao cho Bộ Nội vụ thẩm quyền thành lập một hội đồng để thu thập ý kiến đóng góp và đánh giá về hai phương án là di dời thủ đô hoặc xây dựng hệ thống rào chắn nhằm giải quyết vấn đề sụt lún và ngập lụt nghiêm trọng tại Bangkok.
Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.
Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.