Các chuyên gia đánh giá Nga đang bước vào một cuộc đàm phán quan trọng, song không thật cần thiết để Matxcơva đạt được những mục tiêu của mình.
Ngay sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 12-2, hai cường quốc đã nhanh chóng bước vào bàn đàm phán về vấn đề Ukraine và cả quan hệ Nga - Mỹ.
Trung tâm Á - Âu và Nga, thuộc Viện Nghiên cứu chính sách Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (CEIP), đánh giá hầu như bất kỳ kết quả nào từ các cuộc đàm phán cũng sẽ có lợi cho Nga, dựa trên vị thế nước này đạt được từ chiến trường trong 4 năm qua.
Cho đến nay, Nga vẫn giữ nguyên mục tiêu ban đầu của mình: Ukraine rút toàn bộ binh sĩ khỏi ranh giới 4 tỉnh miền đông, cam kết về việc áp dụng quy chế không liên kết, không tham gia NATO, phi phát xít hóa và phi quân sự hóa đất nước.
Giới lãnh đạo Nga đã nhiều lần nhấn mạnh rằng cuộc chiến ở Ukraine chỉ kết thúc khi nào các điều kiện trên của Nga được thỏa mãn.
"Đối với chúng tôi, hoàn toàn không có giải pháp thay thế nào để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Ngay khi các mục tiêu này đạt được theo cách này hay cách khác, chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ được hoàn thành", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói, theo Hãng thông tấn TASS.
Trong khi đó, Tổng thống Trump lại nhấn mạnh cần kết thúc nhanh chóng nhất chiến sự tại Ukraine. Việc mục tiêu của hai bên không có nhiều điểm chung như trên, kết hợp với tình hình chiến trường nghiêng về Nga, có thể sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho các tính toán của Matxcơva.
Theo CEIP, Nga hiểu rõ và có thể sẽ sử dụng những điểm khác biệt trên để thông qua Mỹ gây sức ép lên phía Ukraine, từ đó đạt được một số nhượng bộ đáng kể từ Kiev.
Kể cả trong trường hợp không thể giải quyết những khác biệt trong mục tiêu hai bên, Matxcơva vẫn sẽ có lợi khi kéo dài đáng kể thời gian hòa đàm nhằm tiếp tục mở rộng các cuộc tấn công trên thực địa, tiến gần hơn đến các mục tiêu của mình.
“Theo quan điểm của Điện Kremlin, phương Tây không thể làm gì để đảo ngược những thành quả về lãnh thổ của Nga và ngăn chặn sự sụp đổ của Ukraine trong dài hạn”, bà Tatiana Stanovaya - nhà phân tích chính trị nổi tiếng - nhận định với tờ New York Times.
Bên cạnh vấn đề Ukraine, Nga có thể sẽ thúc đẩy những mục tiêu khác quan trọng hơn.
Tổng thống Putin sẽ tìm cách gỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt từ Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu năng lượng, nhằm giúp hồi phục nền kinh tế Nga và mở lại cánh cửa thương mại quốc tế hậu chiến tranh, theo báo Telegraph.
Ngoài ra, Nga cũng có thể thỏa thuận với Mỹ về vấn đề Trung Đông. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi chính quyền thân Nga của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad đã sụp đổ và Iran đang ngày một quan trọng hơn với Nga.
Nhưng mục tiêu quan trọng hơn cả đối với Nga đó là nối lại quan hệ với một trong những cường quốc quan trọng nhất mà không gây ra thách thức đối với các tính toán chiến lược của Nga.
Những cuộc hội đàm hòa bình về Ukraine trước đó dưới thời của cựu tổng thống Mỹ Joe Biden đều nhằm thúc đẩy những yêu sách của Ukraine - điều mà Matxcơva không thể chấp nhận được.
Theo báo Politico, Điện Kremlin coi động thái mở đàm phán về vấn đề Ukraine của ông Trump là phản ứng đúng đắn đối với một trong những yêu cầu chiến lược của Nga từ xưa đến nay: xem nước Nga như một đối tác bình đẳng và cân nhắc lợi ích của Matxcơva.
Trong trường hợp không có kết quả đáng kể, Nga vẫn sẽ đạt được lợi ích khi giữ cho Washington có thái độ tích cực và mang tính xây dựng thay vì thù địch đối với Nga trong 4 năm tới.
CEIP đã nhấn mạnh rằng việc trả tự do cho ông Marc Fogel, một công dân Mỹ bị giam giữ tại Nga vì những cáo buộc liên quan đến ma túy, hôm 12-2, ngay sau cuộc điện đàm rõ ràng là nhằm mục đích giữ cho Tổng thống Trump có thái độ tích cực hơn đối với Matxcơva.
"Tổng thống Putin đang chơi một trò chơi rất thông minh. Ông ấy đang đầu tư 100% vào nỗ lực thu hút Tổng thống Trump”, bà Stanovaya bình luận.
Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.
Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.