Tại hành lang nhà tù nữ Tochigi, nhiều phạm nhân cao tuổi lê bước chậm rãi, phải bám vào bờ tường để đi cho vững hoặc dùng xe tập đi.
Nhà tù nữ Tochigi là trung tâm giam giữ phụ nữ lớn nhất Nhật Bản. Những người thụ án ở đây phản ánh xã hội già hóa bên ngoài, cũng như tình trạng cô độc của người cao tuổi Nhật Bản. Một số quản giáo cho biết vấn nạn cô độc nghiêm trọng đến nỗi một số tù nhân lớn tuổi chỉ muốn ngồi sau song sắt đến chết.
"Thậm chí có những người muốn trả 20.000-30.000 yen (130-190 USD) mỗi tháng để sống ở đây vĩnh viễn", Takayoshi Shiranaga, quản giáo tại nhà tù nữ Tochigi nói, trong lần hiếm hoi nhà tù đồng ý gặp gỡ truyền thông hồi tháng 9/2024.
"Có rất nhiều người tốt trong nhà tù này. Đây có lẽ là cuộc sống ổn định nhất với tôi", Akiyo, phạm nhân 81 tuổi, đang thụ án vì tội ăn cắp vặt đồ ăn, bày tỏ.
Những nữ phạm nhân ở Tochigi phải làm việc trong các nhà máy của nhà tù, nhưng nhiều người không coi lao động là vấn đề lớn. Họ được ăn uống, chăm sóc sức khỏe miễn phí, lại có người bầu bạn, điều họ thiếu ở cuộc sống bên ngoài.
Yoko, 51 tuổi, đang thụ án tội danh ma túy lần thứ 5 trong vòng 25 năm qua, cho biết mỗi khi quay lại, bà thấy các phạm nhân ở Tochigi ngày càng già hóa. "Một số cố tình phạm pháp để được vào tù lần nữa, nếu hết tiền", bà Yoko nói.
Đây là lần thứ hai bà Akiyo ngồi tù vì tội trộm đồ ăn, sau lần thụ án đầu tiên những năm ngoài 60 tuổi. "Tôi sẽ không làm vậy nếu có cuộc sống thoải mái, tài chính ổn định", bà Akiyo giải thích.
Thời điểm thực hiện vụ trộm thứ hai, bà Akiyo phải sống vật lộn với khoản lương hưu "rất khiêm tốn", được trả hai tháng một lần.
"Khi còn chưa đầy 40 USD, trong khi hai tuần nữa mới có lương hưu, tôi đã có quyết định tồi tệ là ăn trộm vặt, nghĩ đó chỉ là vấn đề nhỏ", bà nhớ lại. Trước khi vào tù, con trai 43 tuổi sống cùng bà đã nói: "Con ước rằng mẹ biến mất".
"Sau đó tôi không còn quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh nữa. Tôi nghĩ mình sống chẳng có ý nghĩa gì, chỉ muốn chết", cụ bà 81 tuổi nói.
Trộm cắp là tội danh phổ biến nhất mà các tù nhân lớn tuổi ở Nhật Bản phạm phải, đặc biệt là ở nữ giới. Theo thống kê của chính phủ năm 2022, 80% phạm nhân nữ đang phải thụ án trong các nhà tù trên toàn quốc là do tội trộm cắp.
Một số người như bà Akiyo làm vậy để "sinh tồn". Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 20% người Nhật Bản trên 65 tuổi sống trong cảnh nghèo đói, so với mức trung bình 14,2% của 38 quốc gia thành viên.
"Nhiều người tìm đến nhà tù vì lạnh hoặc đói. Họ còn được điều trị y tế miễn phí khi ngồi tù, nhưng sẽ phải tự trả tiền khi tự do, nên một số người muốn ở lại đây lâu nhất có thể", quản giáo Shiranaga cho hay.
Lượng tù nhân trên 65 tuổi ở Nhật Bản tăng gấp 4 lần từ năm 2003 đến 2022, làm thay đổi bản chất xử phạt của án tù. 20% phạm nhân ở nhà tù nữ Tochigi là người cao tuổi, buộc nhà tù phải điều chỉnh cơ chế quản lý tù nhân phù hợp.
"Chúng tôi đang phải thay bỉm cho họ, giúp họ ăn uống, tắm rửa", Shiranaga nói. "Nơi đây giờ giống viện dưỡng lão hơn là nhà tù".
Megumi, một quản giáo khác, cho biết một phần vấn đề là các phạm nhân không được hỗ trợ đầy đủ, hiệu quả khi mãn hạn tù, tái hòa nhập xã hội. "Khi về với cuộc sống bình thường, họ không có ai chăm sóc. Một số bị gia đình bỏ rơi sau nhiều lần phạm pháp. Họ không có nơi nào để về".
Giới chức Nhật Bản thừa nhận vấn đề này. Bộ Phúc lợi từ năm 2021 đã tăng cường can thiệp sớm, cải thiện khả năng hỗ trợ người cao tuổi dễ bị tổn thương trong các trung tâm cộng đồng. Bộ Tư pháp cũng triển khai các chương trình riêng cho phạm nhân nữ, hướng dẫn tự lập, định hướng các mối quan hệ gia đình.
Nhóm dân cao tuổi ở Nhật Bản đang tăng nhanh. Nước này dự kiến cần 2,72 triệu điều dưỡng viên vào năm 2040 để chăm sóc người cao tuổi. Chính phủ đang nỗ lực khuyến khích người trẻ, thu hút lao động nước ngoài tham gia ngành điều dưỡng.
Khoảng trống này hiện hữu rõ nét tại nhà tù Tochigi, khi các quản giáo phải chủ động yêu cầu những phạm nhân có kinh nghiệm điều dưỡng chăm sóc cho các bạn tù cao tuổi khác. Một trong những người như vậy là Yoko, 51 tuổi, thụ án vì tội danh ma túy.
Nhà tù tiếp tục chật kín phạm nhân tóc hoa râm. Cụ bà Akiyo mãn hạn tù hồi tháng 10/2024. Trả lời các phóng viên một tháng trước khi được trả tự do, bà cho biết bản thân vô cùng xấu hổ, sợ phải đối mặt với con trai.
"Ở một mình rất khó khăn. Tôi rất xấu hổ khi rơi vào hoàn cảnh này. Nếu mạnh mẽ hơn, tôi có thể đã có cuộc sống khác. Nhưng giờ tôi đã quá già", bà nói.
Đức Trung (Theo CNN, Japan Times, Nikkei, Manichi)
Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.
Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.