Cảnh tượng những người di cư Ấn Độ bị còng tay, xích chân trong suốt chuyến bay trục xuất từ Mỹ về quê nhà dài hơn 40 giờ đồng hồ đang gây ra rất nhiều tranh cãi.
Theo một quan chức Mỹ, chuyến bay đưa người trục xuất từ Mỹ về Ấn Độ kéo dài 40 giờ đồng hồ và là chuyến bay dài nhất trong số những chuyến bay trục xuất người nhập cư, kể từ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump triển khai máy bay quân sự để trục xuất người nhập cư trái phép.
Không chỉ Ấn Độ, cảnh tượng những người Colombia bị trục xuất khỏi nước Mỹ trong tình trạng bị xiềng xích hồi tháng trước đã gây ra một cuộc tranh cãi gay gắt giữa hai nước.
“Tay của chúng tôi thì bị còng, mắt cá chân bị trói bằng dây xích từ trước khi lên máy bay”, anh Akashdeep Singh (23 tuổi) - người đã đến bang Punjab, miền bắc Ấn Độ từ hôm 5-2 cùng 103 người di cư Ấn Độ khác - trả lời Đài CNN.
“Chúng tôi đã yêu cầu các quan chức quân đội tháo còng và dây xích ra để chúng tôi ăn uống hoặc đi vệ sinh, nhưng họ đối xử với chúng tôi rất tệ. Họ không hề tôn trọng chúng tôi”, anh Singh nói thêm.
“Tôi sẽ không bao giờ quên những ánh mắt mà họ nhìn chúng tôi. Chúng tôi phải đi vệ sinh khi xiềng xích quấn quanh người chúng tôi. Ngay trước khi hạ cánh xuống Ấn Độ, họ đã tháo dây xích cho những người phụ nữ trước. Chúng tôi đã chứng kiến tất cả. Còn với chúng tôi, họ chỉ tháo dây xích cho chúng tôi sau khi các viên chức cảnh sát địa phương đưa chúng tôi xuống máy bay”, anh kể lại.
Tương tự, anh Sukhpal Singh (35 tuổi) cũng cho biết những người bị trục xuất phải chịu xiềng xích trong suốt chuyến bay kéo dài hàng chục tiếng đồng hồ, kể cả khi máy bay dừng tại đảo Guam ở Thái Bình Dương để tiếp thêm nhiên liệu.
“Họ đối xử với chúng tôi như những tên tội phạm. Nếu chúng tôi cố đứng dậy vì chân sưng lên do còng và dây xích, họ sẽ hét vào mặt chúng tôi và yêu cầu chúng tôi phải ngồi xuống”, anh Sukhpal Singh nói.
Trước đó, lãnh đạo Lực lượng Tuần tra biên giới Mỹ Michael W. Banks đã đăng tải một đoạn video ghi lại cảnh những người Ấn Độ bị trục xuất đang lên máy bay lên mạng xã hội X. Trong đoạn video, một số người đàn ông chậm chạp lê từng bước khi tay bị còng và chân bị xích.
Hiện CNN đã liên hệ với Lầu Năm Góc và Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) để làm rõ các thông tin về việc những người bị trục xuất bị còng tay, xích chân trong suốt chuyến bay hồi hương dài 40 giờ đồng hồ.
Cũng theo CNN, những thanh niên Ấn Độ đã đến Mỹ với mong ước sẽ tìm được việc làm tại xứ sở cờ hoa chiếm một phần đáng kể trong số những người nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ. Nhiều người trong số họ đã liều mạng đến Mỹ trên các chuyến bay đầy nguy hiểm băng qua khu vực Mỹ Latin, để đến biên giới phía nam của Mỹ và vào lãnh thổ Mỹ từ đây.
Những người này cho hay họ nhận thấy tương lai quá mờ mịt ở quê nhà, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng việc làm đã dập tắt hy vọng của nhiều người trẻ ở Ấn Độ.
Chỉ trong vòng bốn năm, từ năm 2018 - 2019 đến 2022 - 2023, số lượng công dân Ấn Độ nhập cảnh trái phép vào Mỹ tăng đột biến, từ 8.027 lên đến 96.917.
Các gia đình ở Ấn Độ từng chia sẻ với CNN rằng họ đã phải bán đất để kiếm hàng chục nghìn USD nộp cho các “công ty lữ hành” để làm chi phí đưa người nhà đến Mỹ, dù hành trình này đầy rủi ro.
“Tôi đã đi làm tại Mỹ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, một tương lai tươi sáng hơn”, anh Sukhpal Singh - cha của hai đứa trẻ gồm một bé trai và một bé gái, nói. Anh cũng kể anh từng nuôi hy vọng về một tương lai có thể nuôi dưỡng các con tốt hơn trên đất Mỹ.
Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.
Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.