Nga tuyên bố triển khai mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích tại Biển Baltic, không để NATO biến khu vực thành "ao nhà" của liên minh.
"Việc sử dụng những từ như 'kiểm soát' càng chứng tỏ NATO có mong muốn biến Biển Baltic thành 'ao nhà' của mình, một phép ẩn dụ họ thường sử dụng trong những tuyên bố công khai. Tuy nhiên, chuyện này sẽ không xảy ra vì nhiều lý do, chủ yếu là bởi Nga không cho phép", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko trả lời kênh Rossiya-24 ngày 24/1.
Thứ trưởng Grushko cho biết Nga sẽ làm mọi việc để bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực, nêu rõ ông đang đề cập trên khía cạnh quân sự. Nga sẽ theo dõi sát sao những tuyên bố và động thái của đối thủ và đáp trả tùy thuộc từng hành động của NATO.
"Chúng tôi muốn Biển Baltic vẫn là vùng biển của hợp tác và trao đổi, là tuyến hàng hải thương mại", ông Grushko nói.
Căng thẳng tại khu vực Baltic leo thang từ giữa năm 2022 do chiến dịch của Nga tại Ukraine, cũng như Thụy Điển và Phần Lan xin gia nhập NATO. Liên minh đã kết nạp hai quốc gia Bắc Âu, khiến Nga trở thành nước duy nhất ven Biển Baltic không phải thành viên NATO.
Nga giờ đây chỉ có thể tiếp cận vùng biển chiến lược này từ thành phố St. Petersburg qua cửa ngõ hẹp ở Vịnh Phần Lan, cũng như khu vực giáp vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad.
Nga có nhiều lợi ích kinh tế và quân sự ở Biển Baltic. Thành phố St. Petersburg là nơi đặt nhiều cơ sở lọc dầu và là cửa ngõ để Nga xuất khẩu sản phẩm qua Vịnh Phần Lan. Hạm đội Baltic có trụ sở và cảng nhà ở Kaliningrad, cùng một căn cứ ở St. Petersburg, tất cả giờ đây đều có nguy cơ nằm trong vòng kiềm tỏa của NATO.
Vùng Baltic gần đây tiếp tục tăng nhiệt khi một số tuyến cáp quang đáy biển bị hư hại, nghi do phá hoại, dấy lên lo ngại đây là mô hình chiến tranh lai. Chiến tranh lai là thuật ngữ dùng để chỉ loại hình chiến tranh kết hợp nhiều phương thức, từ chính trị, quân sự cho tới tấn công mạng.
NATO ngày 14/1 thông báo triển khai sứ mệnh Baltic Sentry ở Biển Baltic, tăng hiện diện ở khu vực nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới nước, nhưng không nêu thời điểm kết thúc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova chỉ trích động thái, nói Baltic Sentry "không nhằm cải thiện an ninh, mà muốn kiềm chế Nga, tạo rào cản nhân tạo với hoạt động hàng hải ở Biển Baltic".
Như Tâm (Theo TASS, RT, AFP)
Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.
Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.