Ông Ramaphosa kêu gọi đoàn kết và thể hiện thái độ kiên quyết của Nam Phi sau khi ông Trump đe dọa cắt viện trợ.
"Chúng ta đang chứng kiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bảo hộ, theo đuổi lợi ích hẹp hòi, trong khi suy giảm những hoạt động phối hợp vì lợi ích chung", Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa nói trong bài phát biểu về tình hình quốc gia ngày 6/2.
"Đây là thế giới mà chúng ta, Nam Phi, nền kinh tế đang phát triển, phải liên tục điều hướng, nhưng chúng ta không nản chí", ông nói. "Dân tộc Nam Phi kiên cường và sẽ không thể bị bắt nạt. Chúng ta sẽ đoàn kết, sẽ lên tiếng bảo vệ lợi ích quốc gia, chủ quyền và hiến pháp dân chủ".
Bài phát biểu đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần này cáo buộc Nam Phi "tịch thu" đất đai thông qua một đạo luật được ký vào tháng trước, dù chính phủ Nam Phi phủ nhận và tuyên bố đây là thông tin "sai". Tổng thống Mỹ cũng cáo buộc chính phủ Nam Phi "đối xử tệ với một số tầng lớp" và đe dọa cắt giảm viện trợ cho Nam Phi.
Luật được ông Ramaphosa ký vào tháng trước quy định trong một số trường hợp, chính phủ có thể "không cần bồi thường" cho đất đai tịch thu vì lợi ích công. Quyền sở hữu đất là vấn đề gây tranh cãi lâu nay ở Nam Phi, bởi đa số đất nông nghiệp vẫn thuộc quyền sở hữu của người da trắng 30 năm sau khi chế độ apartheid kết thúc và chính phủ đứng trước áp lực cải cách.
Sau tuyên bố của ông Trump, ông Musk, người sinh ra ở Nam Phi, cáo buộc chính phủ của ông Ramaphosa đưa ra "luật lệ sở hữu mang tính phân biệt chủng tộc". Starlink, công ty vệ tinh Internet do ông Musk sở hữu, chưa xin được giấy phép hoạt động ở Nam Phi do luật yêu cầu những công ty lớn phải cung cấp 30% vốn cho các nhóm từng chịu thiệt thòi trong lịch sử.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubi tuyên bố sẽ không tới dự hội nghị G20 trong tháng này ở Nam Phi, đồng thời cáo buộc chính phủ nước chủ nhà đưa ra chương trình nghị sự "chống Mỹ".
Trong bài phát biểu trước toàn quốc, ông Ramaphosa nhắc đến quyết định ngừng viện trợ quốc tế của Mỹ đang được quan tâm ở Nam Phi, nơi 17% các chương trình điều trị AIDS/HIV nhận tiền từ nguồn viện trợ này.
"Chúng tôi đang xem xét nhiều biện pháp để giải quyết các nhu cầu cấp thiết và đảm bảo các dịch vụ thiết yếu được vận hành liên tục nếu mất đi nguồn viện trợ này", ông nói.
Nam Phi là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc AIDS/HIV cao nhất thế giới và khoảng 5,5 triệu người đang được điều trị bằng thuốc kháng virus ARV.
Hồng Hạnh (Theo AFP/AP)
Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.
Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.