Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi một số cơ quan Liên Hợp Quốc, trong đó có Hội đồng Nhân quyền, và tiến hành đánh giá lại nguồn tài trợ cho tổ chức này.
Sắc lệnh hành pháp Tổng thống Donald Trump ký ngày 4/2 nêu rõ sẽ rút Mỹ khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) và cơ quan cứu trợ chính của Liên Hợp Quốc dành cho người Palestine UNRWA, đồng thời xem xét lại việc Mỹ tham gia vào Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO).
Thư ký Nhà Trắng Will Scharf nói rằng động thái nhằm phản đối "thành kiến chống Mỹ" tại các cơ quan Liên Hợp Quốc.
47 thành viên UNHRC được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bầu ra với nhiệm kỳ ba năm, trong đó Mỹ kết thúc nhiệm kỳ gần nhất vào ngày 31/12/2024. Hiện tại, Washington có tư cách quan sát viên tại cơ quan này.
Với sắc lệnh mới ban hành, Mỹ dường như sẽ ngừng tham gia vào các hoạt động tại Hội đồng, trong đó có việc xem xét hồ sơ nhân quyền của các quốc gia và những cáo buộc cụ thể về vi phạm nhân quyền.
Tổng thống Trump đề cao "tiềm năng to lớn" của Liên Hợp Quốc nhưng cho biết tổ chức "hiện không được điều hành tốt". "Mọi người đều phải tài trợ cho họ, nhưng chúng ta lại chi không cân xứng, dường như chúng ta vẫn luôn như vậy", ông nói.
Ông chủ Nhà Trắng từ lâu bày tỏ không hài lòng về mức tài trợ của Mỹ cho những tổ chức đa phương, kêu gọi các nước khác tăng đóng góp, đặc biệt là tại liên minh quân sự NATO.
UNRWA là cơ quan viện trợ chính cho Palestine. Rất nhiều trong số 1,9 triệu người Palestine phải di dời do chiến sự ở Gaza phụ thuộc vào nguồn viện trợ của UNRWA để sinh tồn.
Khi Tổng thống Trump trở lại Nhà Trắng, Mỹ đã ủng hộ động thái của Israel nhằm cấm cơ quan này do Tel Aviv cáo buộc UNRWA phát tán tài liệu kích động thù địch.
Nguồn tài trợ từ Mỹ cho UNRWA đã bị chính quyền tổng thống Joe Biden chặn lại vào tháng 1/2024, sau khi Israel cáo buộc 12 nhân viên thuộc tổ chức có liên quan đến cuộc đột kích của Hamas ngày 7/10/2023.
Hàng loạt cuộc điều tra đã phát hiện ra một số "vấn đề liên quan đến tính trung lập" của UNRWA, nhưng không tìm thấy bằng chứng nào cho những cáo buộc từ phía Israel. Hầu hết các nhà tài trợ khác từng ngừng cấp tiền cho UNRWA đều đã nối lại hỗ trợ tài chính.
Vào đầu nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Trump cũng đã rút Mỹ khỏi hiệp định khí hậu Paris và khởi động quá trình rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nơi Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất.
Vũ Hoàng (Theo AFP)
Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.
Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.