Một nguồn tin cấp cao của chính phủ Philippines cho biết, quân đội Mỹ đã di chuyển các bệ phóng Typhon - có thể phóng tên lửa đa năng lên đến hàng nghìn km - từ sân bay Laoag ở Philippines đến một địa điểm khác trên đảo Luzon.
![]() |
Mỹ vẫn đang triển khai bệ phóng Typhon ở Philippines. (Nguồn: Philstả) |
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin cấp cao của chính phủ Philippines cho biết, việc tái triển khai sẽ giúp xác định vị trí và tốc độ di chuyển tổ hợp tên lửa đến vị trí bắn mới. Khả năng cơ động này được xem là yếu tố then chốt giúp hệ thống tăng khả năng tồn tại khi xảy ra xung đột.
Tin liên quan |
![]() |
Theo ông Jeffrey Lewis của Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury, những tuần gần đây, các tổ hợp và thiết bị liên quan của bệ phóng đã được đưa lên máy bay vận tải C-17 tại sân bay Quốc tế Laoag.
Theo những hình ảnh mà Reuters có được, các mái che mưa trắng che phủ thiết bị Typhon cũng được gỡ bỏ.
Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (INDOPACOM), đơn vị giám sát các lực lượng Mỹ trong khu vực, xác nhận Typhon đã được "di dời trong lãnh thổ Philippines".
Cả INDOPACOM và chính phủ Philippines đều từ chối cung cấp địa điểm cụ thể.
Chỉ huy INDOPACOM Matthew Comer cho hay: "Chính phủ Mỹ đã phối hợp chặt chẽ với chính phủ Philippines về mọi khía cạnh của hoạt động triển khai MRC, bao gồm cả địa điểm", nói thêm rằng, việc di dời không phải là dấu hiệu cho thấy các khẩu đội sẽ ở lại Philippines vĩnh viễn.
Hệ thống Typhon là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm tích lũy nhiều loại vũ khí chống hạm ở châu Á. Việc triển khai loại vũ khí này hồi tháng 4/2024 đã bị Trung Quốc chỉ trích gay gắt. Vào tháng 9/2024, khi Mỹ tuyên bố họ không có kế hoạch ngay lập tức rút Typhon khỏi Philippines, Trung Quốc và Nga đã lên án việc này là thúc đẩy chạy đua vũ trang.
Theo Reuters, tên lửa hành trình Tomahawk trong bệ phóng Typhon có thể tấn công các mục tiêu ở Nga và Trung Quốc từ Philippines, trong khi tên lửa SM-6 mà nó mang theo có thể tấn công các mục tiêu trên không hoặc trên biển cách xa hơn 200 km.
Về quan hệ Mỹ-Philippines, cùng ngày, tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã điện đàm với người đồng cấp Philippines để thảo luận về tình hình Biển Đông và nhấn mạnh cam kết phòng thủ "vững chắc" của Washington với Manila.
Ngày 23/1, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro cũng gặp Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz tại Nhà Trắng để tái khẳng định liên minh lâu dài giữa hai nước.
Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.
Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.