Ngày 13/1, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Kazem Gharibabadi thông báo, nước này và 3 cường quốc châu Âu (E3) - gồm Pháp, Anh và Đức - đã nhất trí nối lại tiến trình đàm phán liên quan chương trình hạt nhân của Tehran.
![]() |
Cuộc đàm phán giữa Iran và các nước châu Âu về hạt nhân và dỡ bỏ trừng phạt đã được nối lại. (Nguồn: Banker) |
Hãng thông tấn ISNA của Iran đưa tin, Thứ trưởng Takht-Ravanchi đã gặp gỡ các đối tác từ nhóm E3. Hai bên thảo luận về những vấn đề cùng quan tâm, bao gồm các cuộc đàm phán về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, vấn đề hạt nhân và tình hình căng thẳng trong khu vực.
Tin liên quan |
![]() |
Trao đổi với báo giới sau cuộc đối thoại, Thứ trưởng Ngoại giao Iran cho biết, các bên đều đồng thuận rằng cần tiếp tục các cuộc đàm phán để đạt được một thỏa thuận lâu dài và do vậy, tất cả các bên cần tạo ra một môi trường thuận lợi cho quá trình đối thoại, thúc đẩy giải pháp ngoại giao trong vấn đề hạt nhân Iran.
Trên mạng xã hội X, các đại diện ngoại giao của Anh, Pháp, Đức cũng đánh giá cuộc họp diễn ra "nghiêm túc, thẳng thắn và mang tính xây dựng".
Đây là vòng đàm phán thứ hai sau cuộc họp kín giữa đại diện của Iran và nhóm E3 tại Geneva (Thụy Sỹ) vào tháng 11/2024. Mặc dù thông tin chi tiết về nội dung các cuộc thảo luận và địa điểm tổ chức hầu như được giữ kín, cả hai bên đều khẳng định cuộc đối thoại diễn ra trên tinh thần “mang tính xây dựng” và nhất trí tiếp tục các cuộc đàm phán tương tự.
Cuộc gặp mới nhất diễn ra trong bối cảnh chương trình hạt nhân của Iran đang thu hút sự chú ý khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, người chuẩn bị nhậm chức vào ngày 20/1 tới.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran và Nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc cùng Đức) đạt được hồi năm 2015 liên quan việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Tehran để đổi lấy các hạn chế đối với chương trình hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này.
Iran sau đó đã thu hẹp việc thực hiện cam kết trong thỏa thuận, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ thỏa thuận đổ vỡ. Từ đó đến nay, các nước còn lại tham gia thỏa thuận đã nỗ lực thúc đẩy nhiều vòng đàm phán để vãn hồi tình thế, nhưng chưa đạt được kết quả.
Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.
Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.