Cuộc đua giành hợp đồng bán tiêm kích tàng hình cho Ấn Độ

07:51 15/02/2025

Những tuyên bố, đề xuất từ Nga và Mỹ cho thấy cuộc cạnh tranh giành hợp đồng bán tiêm kích tàng hình trị giá hàng tỷ USD cho Ấn Độ.

Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Narendra Modi tại Nhà Trắng hôm 13/2, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ "đang làm việc để có thể cung cấp tiêm kích tàng hình F-35" cho Ấn Độ, dù không đưa ra mốc thời gian cụ thể.

Ngoại trưởng Ấn Độ Vikram Misri sau đó cho biết New Delhi chưa khởi động quy trình đánh giá đề xuất với dòng F-35. Các hợp đồng bán vũ khí Mỹ cho nước ngoài, đặc biệt là liên quan công nghệ tiên tiến như chiến đấu cơ F-35, thường mất nhiều năm để đàm phán và tiến hành.

Tuy nhiên, đây là lần đầu lãnh đạo Mỹ công bố ý định bán tiêm kích tàng hình F-35 cho Ấn Độ, cho thấy nỗ lực mở rộng nhóm khách hàng và tăng tính cạnh tranh ở một trong những thị trường truyền thống của các doanh nghiệp quốc phòng Nga.

Thủ tướng Narendra Modi (trái) và Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 13/2. Ảnh: Reuters

Đề nghị được ông Trump đưa ra sau khi tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport tuần trước đề xuất thỏa thuận hợp tác toàn diện với Ấn Độ xoay quanh tiêm kích tàng hình Su-57.

"Thỏa thuận này có thể gồm cung cấp máy bay hoàn chỉnh, hợp tác sản xuất chung tại Ấn Độ và hỗ trợ nước này phát triển tiêm kích thế hệ 5", tổng giám đốc Rosoboronexport Alexander Mikheev phát biểu bên lề triển lãm hàng không Aero India 2025.

Su-57E là phiên bản xuất khẩu của tiêm kích Su-57, được cho là sở hữu một số điểm khác biệt với phi cơ nội địa Nga, trong đó có hệ thống nhận diện địch - ta. Nhà sản xuất cũng có thể chỉnh sửa phần mềm điều khiển để hiển thị thông số chuẩn phương Tây, dán nhãn tiếng Anh cho các bộ phận trong buồng lái và bổ sung khả năng sử dụng vũ khí không phải của Nga theo yêu cầu khách hàng.

Reuters hôm 11/2 dẫn lời nguồn tin giấu tên trong ngành công nghiệp quốc phòng và một quan chức Ấn Độ nhắc lại thông tin trên, cho biết Nga đã nêu khả năng sản xuất tiêm kích Su-57 tại Ấn Độ để cung cấp cho không quân quốc gia Nam Á. Đề nghị được đưa ra trong cuộc gặp giữa các quan chức Nga, Ấn Độ và Công ty Khoa học hàng không Hindustan (HAL).

Người phát ngôn Rosoboronexport nói dây chuyền sản xuất tiêm kích Su-57 tại Ấn Độ có thể vận hành sớm nhất là trong năm nay, nếu New Delhi chấp nhận thỏa thuận. Người này nhấn mạnh Nga sẽ chuyển giao toàn bộ công nghệ khi chế tạo Su-57 tại Ấn Độ, đảm bảo hoạt động sản xuất và bảo dưỡng không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moskva.

Giới chức Ấn Độ chưa bình luận về thông tin này.

Điểm nhấn tại Aero India 2025 là sự xuất hiện cùng lúc của tiêm kích Su-57 Nga và F-35A Mỹ, đánh dấu lần đầu hai chiến đấu cơ tàng hình chạm mặt nhau ngoài đời. Truyền thông Ấn Độ nhận định đây là động thái nhằm cạnh tranh, giành hợp đồng với khách hàng tiềm năng.

Các chuyên gia quân sự Ấn Độ nhận định thương vụ mua tiêm kích F-35 sẽ không kèm điều khoản chuyển giao công nghệ hoặc sản xuất chung, điều không phù hợp với chiến lược tự lực về quốc phòng của Ấn Độ. Theo đuổi thương vụ này còn có khả năng buộc New Delhi đánh đổi chính sách tự chủ chiến lược lâu nay.

Dù vậy, một số chuyên gia Ấn Độ nhận định tiêm kích F-35 sở hữu năng lực tàng hình và tiến công tốt hơn Su-57, mang đến những lợi thế nhất định cho New Delhi. Căng thẳng với Trung Quốc và Pakistan có thể thúc đẩy Ấn Độ tìm mua tiêm kích tàng hình có thể xuyên thủng lưới phòng không và tấn công phủ đầu để phá hủy hạ tầng quân sự quan trọng của đối phương.

"Chiến đấu cơ Su-57 mạnh về phòng thủ hơn là tấn công, được tối ưu hóa cho nhiệm vụ phòng không và tập kích từ trong không phận nước chủ nhà", Vijainder Thakur, nhà phân tích quân sự và cựu thiếu tá không quân Ấn Độ, nêu quan điểm.

Ấn Độ là một trong những khách hàng lớn và lâu đời nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô là bên cung cấp vũ khí chủ yếu cho Ấn Độ, với khoảng 70% khí tài của không quân và 80% khí tài của hải quân Ấn Độ do Nga hoặc Liên Xô chế tạo.

Tiêm kích Su-57 (trái) và tiêm kích F-35 tại Aero India 2025 hôm 11/2. Ảnh: AFP

Tiêm kích chủ lực của Ấn Độ hiện nay là dòng Su-30MKI do Nga phát triển, với tổng cộng 272 chiếc được đặt hàng và bàn giao. Tập đoàn Sukhoi của Nga sản xuất những chiếc đầu tiên cho không quân Ấn Độ, đồng thời chuyển giao công nghệ và thiết bị để HAL tự chế tạo trong nước. Bên cạnh đó là khoảng 60 chiến đấu cơ hạng nhẹ MiG-29 cũng do Nga chế tạo.

Tuy nhiên, Ấn Độ những năm gần đây đã mở rộng nguồn cung khí tài quân sự từ phương Tây. Tập đoàn Dassault của Pháp hồi năm 2012 được lựa chọn để cung cấp 126 tiêm kích Rafale cho Ấn Độ. Tuy nhiên, quá trình thương lượng bị kéo dài nhiều năm do New Delhi muốn Dassault chuyển giao dây chuyền và công nghệ để tự sản xuất 90 máy bay trong nước.

Hợp đồng hoàn chỉnh có trị giá 8,7 tỷ USD được ký cuối năm 2016, trong đó Ấn Độ nhận tổng cộng 36 máy bay do Pháp sản xuất và không được tiếp nhận công nghệ để sản xuất nội địa.

Phạm Giang (Theo Reuters, Eurasian Times)

Có thể bạn quan tâm
Kai Trump khoe phòng chơi golf, bowling trong Nhà Trắng

Kai Trump khoe phòng chơi golf, bowling trong Nhà Trắng

12:45 30/04/2025

Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.

Xung đột ở Gaza: Hamas xem xét đề xuất mới của Israel, nhắc lại các yêu cầu cốt lõi

Xung đột ở Gaza: Hamas xem xét đề xuất mới của Israel, nhắc lại các yêu cầu cốt lõi

03:45 23/04/2025

Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.

Mỹ-Iran bắt đầu bước vào đàm phán, ông Trump nói Tehran 'không thể có vũ khí hạt nhân'

Mỹ-Iran bắt đầu bước vào đàm phán, ông Trump nói Tehran 'không thể có vũ khí hạt nhân'

23:45 22/04/2025

Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.

Hy vọng ngừng bắn tắt lịm tại Sumy sau đòn tập kích của Nga

Hy vọng ngừng bắn tắt lịm tại Sumy sau đòn tập kích của Nga

17:45 21/04/2025

Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.

Tình hình Syria: Bạo lực tái bùng phát dữ dội, hơn 1.000 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh

Tình hình Syria: Bạo lực tái bùng phát dữ dội, hơn 1.000 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh

02:00 18/04/2025

Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia

22:00 17/04/2025

Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.

Bệnh viện Nhật lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Bệnh viện Nhật lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

19:45 17/04/2025

Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.

'Cung đường chết' với lực lượng Ukraine ở tỉnh Kursk

'Cung đường chết' với lực lượng Ukraine ở tỉnh Kursk

17:00 15/04/2025

Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.

Thổ Nhĩ Kỳ 'đối đầu' Israel tại Syria, Ankara lên tiếng không muốn mạo hiểm xung đột

Thổ Nhĩ Kỳ 'đối đầu' Israel tại Syria, Ankara lên tiếng không muốn mạo hiểm xung đột

20:45 13/04/2025

Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới
Ống hút giấy, cốc giấy, ly giấy, bát giấy, tô giấy, đĩa giấy
Cốc Giấy Là Gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng Cốc Giấy?
Cốc giấy, Ly giấy
Ống hút giấy
Ống hút giấy
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học