Chiến thuật đàm phán của ông Putin khi điện đàm với ông Trump

12:00 20/03/2025

Ông Putin chấp nhận nhượng bộ nhỏ khi điện đàm với ông Trump, nhưng giữ nguyên các điều kiện mà Nga coi là tiên quyết cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào.

Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump kỳ vọng người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ chấp nhận lời kêu gọi ngừng bắn toàn diện và ngay lập tức ở Ukraine trong cuộc điện đàm ngày 18/3, ông có lẽ đã phải thất vọng.

Trong những ngày trước cuộc điện đàm, ông Trump nói rằng bản thân có quan hệ tốt với ông Putin và tuyên bố lãnh đạo Nga muốn nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine. Nhóm an ninh quốc gia của ông Trump cũng đã thảo luận với phái đoàn Ukraine để thống nhất đề xuất ngừng bắn 30 ngày và hy vọng có thể thuyết phục Nga chấp nhận.

Thư ký báo chí Nhà Trắng ngày 17/3 thậm chí tuyên bố Ukraine và Nga đang "tiến rất gần tới hòa bình".

Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm hơn 2 giờ ngày 18/3, ông Trump, người luôn tự hào về khả năng "chốt thỏa thuận" của mình, đã phải đối mặt với một lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại giao, người đã cho ông thấy rằng không nhất thiết phải nói "không" để khước từ một thỏa thuận, mà có thể thay bằng những từ như "có thể", "chắc là không" hoặc "chỉ khi".

Ông Trump đã ca ngợi cuộc điện đàm với ông Putin là "tốt và hiệu quả", mô tả đây như là bước đầu tiên để hướng tới lệnh ngừng bắn hoàn toàn và chấm dứt xung đột.

Nhưng đối mặt với mong muốn nhanh chóng đạt được thỏa thuận hòa bình của ông Trump, ông Putin chỉ đồng ý ngừng các cuộc tấn công vào hạ tầng năng lượng của Ukraine, trao đổi tù binh quy mô nhỏ, tổ chức một trận khúc côn cầu giao hữu và cam kết tiếp tục đàm phán.

Trên thực tế, ông Putin gần như không đưa ra nhượng bộ nào trước áp lực từ ông Trump, theo Jonathan Lemire, nhà phân tích của Atlantic.

"Theo bản ghi cuộc điện đàm của Điện Kremlin, mục tiêu của ông Putin vẫn được duy trì tối đa. Để chấp nhận đề xuất ngừng bắn hoàn toàn của ông Trump, ông Putin nói Kiev sẽ phải ngừng tái vũ trang quân đội và điều quân đến tiền tuyến, đồng thời phương Tây, gồm cả Mỹ và đồng minh châu Âu, phải dừng viện trợ quân sự và cung cấp thông tin tình báo cho Ukraine", Lemire cho hay.

Những yêu cầu đó sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng tự vệ của Ukraine và Tổng thống Trump đã không đồng ý. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ hoài nghi về động cơ của ông Putin và nhấn mạnh không có thỏa thuận lâu dài nào có thể được thực hiện mà không có sự tham gia của Kiev.

Giới quan sát cho rằng nếu các đòn tập kích hạ tầng năng lượng chấm dứt, đây được xem là bước tiến quan trọng mà hai bên đạt được kể từ khi xung đột bùng phát hồi tháng 2/2022. Nhưng một số chuyên gia cho rằng đây không phải là sự nhượng bộ của ông Putin.

Trong ba năm chiến sự, cả Nga và Ukraine đều liên tục tung các đòn tập kích tầm xa vào các cơ sở dầu khí, hạ tầng điện lực của nhau, gây ra nhiều tổn thất về kinh tế và đời sống người dân.

Các đòn tấn công bằng tên lửa, UAV của Nga đã khiến các thành phố Ukraine chìm trong bóng tối và giá lạnh. Trong khi đó, những đợt tập kích của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ Nga cũng gây hư hại nhiều cơ sở khí đốt và dầu mỏ, làm suy yếu nguồn thu quan trọng của Moskva vào thời điểm nền kinh tế chịu nhiều áp lực vì cuộc chiến.

Marc Polymeropoulos, cựu quan chức tình báo Mỹ, nói rằng việc ông Putin chấp nhận đề xuất chấm dứt các cuộc tấn công vào hạ tầng năng lượng là bằng chứng cho thấy các đòn tập kích của Kiev đã gây ra tác động "nghiêm trọng hơn nhiều những gì chúng ta tưởng" với Moskva và Tổng thống Nga muốn chấm dứt điều đó.

"Nhưng đó là tất cả những gì ông Putin sẵn sàng từ bỏ. Ông đã báo hiệu ý định tiếp tục cuộc chiến hoặc sẽ chỉ kết thúc nó với những điều khoản theo ý mình", Lemire nhận xét.

Nga luôn khẳng định bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng cần "toàn diện, bền vững và lâu dài" và loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của xung đột là "tuyệt đối cần thiết".

Với Nga, tham vọng tìm kiếm đảm bảo an ninh từ phương Tây của Ukraine như gia nhập NATO là "lằn ranh đỏ" và là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến. Ông chủ Điện Kremlin cũng nhấn mạnh ý tưởng về đàm phán "giải pháp Ukraine theo cơ chế song phương" với Mỹ, dường như đề nghị loại Ukraine và châu Âu ra khỏi tiến trình đàm phán tương lai.

"Tôi rất vui khi thấy các cuộc tấn công hạ tầng năng lượng chấm dứt, nhưng nhiều yêu cầu của ông Putin cho thấy những gì Nga muốn theo đuổi là tước bỏ khả năng tự vệ của Ukraine", thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Coons nói.

Giới quan sát cho rằng cuộc điện đàm giữa hai Tổng thống Nga và Mỹ đã mang tới những tín hiệu tích cực cho cuộc xung đột ở Ukraine, song nó cũng cho thấy rất nhiều thách thức cho nỗ lực đàm phán hòa bình phía trước, khi Moskva duy trì lập trường cứng rắn với rất ít nhượng bộ.

Chiến thuật đàm phán của ông Putin và lập trường của Nga đẩy ông Trump vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Để thúc đẩy cam kết chấm dứt xung đột, ông sẽ phải tìm ra cách đối phó hiệu quả với chiến thuật của Tổng thống Putin, nhiều khả năng là gia tăng sức ép để buộc Nga nhượng bộ một số mục tiêu.

"Những gì Mỹ có thể làm là tăng áp lực đối với lĩnh vực tài chính của Nga, tăng các biện pháp trừng phạt với các ngân hàng có cổ phần trong lĩnh vực dầu khí, nhằm gây tổn hại cho năng lực tài chính của Moskva và khiến họ không thể tiếp tục cuộc chiến lâu dài", Federico Borsari, chuyên gia tại Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu, nói.

Mỹ cũng có thể tìm cách trừng phạt đội tàu "bóng tối" vận chuyển dầu Nga tới bán cho các khách hàng. Tuy nhiên, giới quan sát lưu ý Nga đã cho thấy khả năng thích ứng và tránh né lệnh loạt lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây.

Oleg Ignatov, nhà phân tích cấp cao về Nga tại tổ chức nghiên cứu Nhóm Khủng hoảng Quốc tế ở Bỉ, nhận định tác động của các biện pháp trừng phạt mới có thể không đủ khiến ông Putin phải ngồi vào bàn đàm phán.

"Các biện pháp trừng phạt sẽ không mang lại hiệu quả tuyệt vời nào", Ignatov nói.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng những cuộc thảo luận của Nga gần đây với chính quyền ông Trump vẫn cho thấy họ mong muốn đạt thỏa thuận.

"Tôi nghĩ cả Nga và Mỹ đều đang xem xét cuộc đàm phán một cách nghiêm túc. Điều đó không có nghĩa cả hai đều đang nghĩ về bất kỳ thỏa thuận tốt nào cho Ukraine, nhưng tôi tin cả hai bên đều muốn kết thúc xung đột", ông nói, nhưng lưu ý Nga chưa sẵn sàng từ bỏ lợi ích của họ ở Ukraine.

"Họ chưa muốn đưa ra những nhượng bộ quá lớn và nghiêm túc như rút quân khỏi một số vùng lãnh thổ hoặc điều gì đó tương tự", Ignatov nhận định.

Thùy Lâm (Theo Atlantic, The Economist, ABC News)

Có thể bạn quan tâm
Kai Trump khoe phòng chơi golf, bowling trong Nhà Trắng

Kai Trump khoe phòng chơi golf, bowling trong Nhà Trắng

12:45 30/04/2025

Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.

Xung đột ở Gaza: Hamas xem xét đề xuất mới của Israel, nhắc lại các yêu cầu cốt lõi

Xung đột ở Gaza: Hamas xem xét đề xuất mới của Israel, nhắc lại các yêu cầu cốt lõi

03:45 23/04/2025

Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.

Mỹ-Iran bắt đầu bước vào đàm phán, ông Trump nói Tehran 'không thể có vũ khí hạt nhân'

Mỹ-Iran bắt đầu bước vào đàm phán, ông Trump nói Tehran 'không thể có vũ khí hạt nhân'

23:45 22/04/2025

Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.

Hy vọng ngừng bắn tắt lịm tại Sumy sau đòn tập kích của Nga

Hy vọng ngừng bắn tắt lịm tại Sumy sau đòn tập kích của Nga

17:45 21/04/2025

Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.

Tình hình Syria: Bạo lực tái bùng phát dữ dội, hơn 1.000 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh

Tình hình Syria: Bạo lực tái bùng phát dữ dội, hơn 1.000 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh

02:00 18/04/2025

Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia

22:00 17/04/2025

Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.

Bệnh viện Nhật lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Bệnh viện Nhật lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

19:45 17/04/2025

Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.

'Cung đường chết' với lực lượng Ukraine ở tỉnh Kursk

'Cung đường chết' với lực lượng Ukraine ở tỉnh Kursk

17:00 15/04/2025

Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.

Thổ Nhĩ Kỳ 'đối đầu' Israel tại Syria, Ankara lên tiếng không muốn mạo hiểm xung đột

Thổ Nhĩ Kỳ 'đối đầu' Israel tại Syria, Ankara lên tiếng không muốn mạo hiểm xung đột

20:45 13/04/2025

Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới
Ống hút giấy, cốc giấy, ly giấy, bát giấy, tô giấy, đĩa giấy
Cốc Giấy Là Gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng Cốc Giấy?
Cốc giấy, Ly giấy
Ống hút giấy
Ống hút giấy
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học