Các chuyên gia kỳ vọng, Nhà nước sớm tháo gỡ những điểm nghẽn về quỹ đất, thủ tục, cơ chế… trong câu chuyện phát triển nhà ở xã hội hiện nay.
Bộ Xây dựng đang trình Thủ tướng việc tổ chức hội nghị thúc đẩy nhà ở xã hội và thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững.
Hội nghị dự kiến diễn ra vào sau kỳ nghỉ Tết âm lịch do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì. Theo kế hoạch, hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Văn phòng Chính phủ và trực tuyến tới UBND 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng cũng cho biết, trong năm 2024, nhiều địa phương đã tích cực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác quy hoạch, đầu tư, xây dựng, hỗ trợ tạo nguồn cung bất động sản trên cả nước.
Riêng với lĩnh vực phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng cho hay, việc thực hiện đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 đã có kết quả bước đầu. Đã có 645 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai trên cả nước với quy mô 581.218 căn.
Trong năm 2024, có 28 dự án với quy mô 20.284 căn đã hoàn thành, tăng 46% so với năm 2023; cũng có 23 dự án với quy mô 25.399 căn đã được cấp phép, khởi công xây dựng, 113 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, quy mô xây dựng 142.450 căn.
Các địa phương đã thực hiện quy hoạch 1.309 vị trí, bố trí quỹ đất khoảng 9.756 ha để phát triển nhà ở xã hội.
Đối với chương trình tín dụng 120.000 tỉ cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho vay khoảng trên 4.000 tỉ đồng, doanh số cho vay đạt 2.360 tỉ đồng.
Có thể nói, chưa bao giờ nhà ở xã hội được đề cập thường xuyên và nhận được sự quan tâm lớn như hiện nay.
Chính phủ đã có đề án xây dựng tối thiểu 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 cùng các gói tín dụng đi kèm với quy mô lên tới 140.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, từ những con số báo cáo mới nhất có thể thấy đích đến mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội còn khá xa.
Nhiều doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực nhà ở xã hội, nhưng cũng chia sẻ rằng, Nhà nước “kêu gọi nhưng chưa mở đường” để họ tham gia.
Các chuyên gia đánh giá phân khúc nhà ở xã hội đang đối diện với 5 “điểm nghẽn” gồm quỹ đất, thủ tục, cơ chế, lãi suất và đầu ra thị trường, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai.
Hiện tại, mặc dù thủ tục triển khai đã được “cởi trói” phần nào, nhưng vẫn còn vướng cơ chế, mỗi địa phương thực hiện một kiểu, hồ sơ phê duyệt phức tạp, kéo dài, làm nản lòng doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp cho biết, cơ chế đối với các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội là bàn giao đất sạch cùng miễn tiền sử dụng đất. Nhưng trên thực tế, để có quỹ đất sạch là rất khó và chủ đầu tư dù muốn thay Nhà nước chủ động giải phóng mặt bằng thì khi đó lại vướng thủ tục theo quy trình xin ý kiến - như một “vòng luẩn quẩn” khiến thời gian triển khai dự án bị kéo dài, gây tốn kém cho doanh nghiệp.
Thống kê cũng cho thấy, giai đoạn 2015-2023, mới có 18/63 tỉnh, thành phố trên cả nước bố trí quỹ đất độc lập để phát triển nhà ở xã hội.
Việc nhiều địa phương chưa bố trí thỏa đáng quỹ đất này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Các chính sách ưu đãi của Nhà nước hiện nay cũng chưa khuyến khích, thu hút nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội, nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội cũng là một vướng mắc lớn.
Trong bối cảnh hiện tại, các chuyên gia kỳ vọng, thời gian tới để có thể hoàn thành đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội cần có sự chung tay của “4 nhà” gồm Nhà nước, nhà băng, nhà phát triển dự án và nhà dân.
Trong đó, Nhà nước giữ vai trò là đầu tàu, chủ đạo và tạo cơ chế toàn diện để các doanh nghiệp tự tin hơn trong việc triển khai các dự án.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đưa vào khai thác tạm thời đoạn Km0+700 - Km21+850 (từ nút giao TPHCM - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và đoạn Km50+530 - Km57+581 (từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51) thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành từ 18h hôm nay (28/4).
Lãnh đạo FPT Retail, đang vận hành chuỗi nhà thuốc Long Châu, khẳng định ủng hộ công an triệt phá những tổ chức sai phạm, 'dọn sạch' thị trường.
Triển lãm Quốc tế Xây dựng, Công nghiệp mỏ và Giao thông (Contech Vietnam 2025) sáng 22/4/2025. Tại buổi lễ, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, Triển lãm sẽ thúc đẩy hợp tác giữa các nhà thầu, nhà sản xuất, đơn vị tư vấn và các cơ quan quản lý; đồng thời góp phần đưa những công nghệ mới, thiết bị hiện đại, vật liệu tiên tiến đến gần hơn với thực tiễn thi công và vận hành tại các công trình trên cả nước....
Chỉ trong một ngày, giá vàng trong nước tăng “điên cuồng” từ 7,5 - 8 triệu đồng/lượng khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Điều đáng ngạc nhiên mức tăng trong nước mạnh hơn giá vàng thế giới khiến giá vàng trong nước cao hơn thế giới lên tới 12 triệu đồng/lượng.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 22/4/2025 giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước:
Việt Nam đang dần có nhiều dự án bất động sản xanh, bởi những sản phẩm này có giá trị cho thuê cao hơn 10 - 20% so với các tòa nhà thông thường và giúp tiết kiệm 20 - 30% chi phí vận hành hàng năm.
Trong lúc Mỹ đang nỗ lực siết chặt xuất khẩu các loại chip có tầm quan trọng chiến lược sang Trung Quốc, giới phân tích cho rằng động thái của Mỹ thực chất đang trao lợi thế lớn cho quốc gia châu Á.
Nhiều chuyên gia cho rằng Tổng thống Mỹ không có quyền sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Powell do khác biệt chính sách, song ông Trump khẳng định sẵn sàng phá vỡ tiền lệ, bất chấp hậu quả.
Cộng đồng doanh nghiệp là một trong những nhân tố cốt lõi tạo nên sức sống mạnh mẽ và vị thế hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh trong bức tranh kinh tế Việt Nam.