Mỹ chấp thuận bán ba pháo HIMARS và các thiết bị liên quan tổng trị giá 30 triệu USD cho Ukraine, với Đức là bên chi tiền.
"Chính phủ Ukraine đã đề nghị mua ba tổ hợp pháo phản lực cơ động cao (HIMARS). Tổng chi phí ước tính là 30 triệu USD, do chính phủ Đức trả thay Ukraine", Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) của Lầu Năm Góc ngày 10/5 thông báo, đồng thời cho biết thương vụ đã được Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hôm 9/5 cho biết nước này sẽ mua ba khẩu pháo HIMARS của Mỹ để chuyển giao cho Ukraine, nhấn mạnh NATO cần phải tiếp tục duy trì ủng hộ với Kiev.
Theo DSCA, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nhận định "tình hình khẩn cấp hiện nay đòi hỏi phải bán cho Ukraine ngay lập tức các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng nói trên" mà không cần thông qua quốc hội, thêm rằng điều này là vì lợi ích quốc gia của Washignton.
"Thương vụ sẽ hỗ trợ các mục tiêu về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ, bằng cách nâng cao năng lực tự vệ cửa Ukraine và đáp trả chiến dịch đang diễn ra của Nga", DSCA nhấn mạnh. Các tổ hợp pháo HIMARS sẽ được rút từ trong kho của lục quân Mỹ.
Washington trước đó cùng ngày công bố gói viện trợ quân sự trị giá 400 triệu USD cho Ukraine, trong đó có một số tổ hợp HIMARS và đạn dược đi kèm, song không nêu số lượng cụ thể. Đây là gói viện trợ quân sự thứ ba cho Ukraine được Mỹ công bố trong chưa đầy ba tuần qua, sau hai gói hỗ trợ với tổng giá trị khoảng 7 tỷ USD được thông báo cuối tháng trước.
Mỹ đã chuyển giao cho Ukraine ít nhất 39 hệ thống HIMARS từ đầu chiến sự.
HIMARS là pháo phản lực phóng loạt tự hành đặt trên khung gầm xe tải 6x6 FMTV, sở hữu hỏa lực mạnh, tính cơ động cao, có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km, tùy loại đạn và cấu hình. Xe bệ phóng HIMARS có thể đạt tốc độ tối đa 85 km/h và nhanh chóng rời khỏi vị trí khai hỏa để tránh bị phản pháo.
Mẫu pháo này đã được quân đội Ukraine nhiều lần sử dụng để phá hủy khí tài Nga trong cuộc xung đột. Lực lượng Ukraine cuối tháng trước đăng video triển khai pháo HIMARS tập kích loạt khí tài đối phương, bao gồm tổ hợp phòng không Buk-M1, pháo phản lực BM-21 Grad và radar, đài chỉ huy của tổ hợp S-300 hoặc S-400.
Dù vậy, Kiev gần đây bắt đầu hứng chịu tổn thất về HIMARS, khi Moskva dường như đã tìm được cách khắc chế khí tài này. Bộ Quốc phòng Nga hôm 2/5 công bố video tập kích hai pháo phản lực HIMARS ở tỉnh Kharkov, tuyên bố phá hủy hoàn toàn hai xe bệ phóng của đối phương.
Bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergey Shoigu cuối tháng 3 tuyên bố Ukraine đã tổn thất tổng cộng 6 hệ thống HIMARS từ đầu năm.
Phạm Giang (Theo KI, UP, Reuters)
Ngoại trưởng Mỹ cho biết Moskva có thể gửi phác thảo đề xuất ngừng bắn tại Ukraine trong tuần này, với kỳ vọng mở đường cho đàm phán hòa bình.
Ngày 19/5, tại Bắc Kinh, Đảng bộ tại Trung Quốc đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2025-2030, đồng thời làm lễ dâng hoa tưởng nhớ tại tượng đài Bác Hồ và thắp hương tại phòng thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại sứ Đỗ Đức Thành đã trình bày chuyên sâu về cơ sở hình thành chính sách kinh tế đối ngoại và ngoại giao kinh tế của Việt Nam.
Ngày 6/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã tổ chức trọng thể lễ mít-tinh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025).
Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan tuyên bố nước này đã dùng hệ thống tác chiến điện tử vô hiệu hóa biên đội Rafale Ấn Độ hoạt động gần biên giới.
Việc ký hợp đồng tên lửa AMRAAM hơn 300 triệu USD giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng năng lực không quân, trong khi Mỹ củng cố ảnh hưởng chiến lược với đồng minh.
Trưởng phái đoàn Nga cho biết họ hài lòng về cuộc đàm phán tại Istanbul, trong khi Ukraine nói rằng Nga đã 'nêu ra một số điều chúng tôi không thể chấp nhận được'.
Pakistan nói đã hạ 5 tiêm kích Ấn Độ, trong đó có mẫu Rafale trị giá hơn 100 triệu USD, khi đối phó cuộc không kích của nước láng giềng.
Quân đội Israel tuyên bố đang triển khai lực lượng ở miền nam Syria nhằm bảo vệ cộng đồng thiểu số Druze sau các cuộc giao tranh gần đây.