Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan tuyên bố nước này đã dùng hệ thống tác chiến điện tử vô hiệu hóa biên đội Rafale Ấn Độ hoạt động gần biên giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khawaja Muhammad Asif hôm 4/5 tuyên bố "4 tiêm kích Rafale của Ấn Độ bị Pakistan gây nhiễu" khi làm nhiệm vụ gần biên giới hai nước. "Ấn Độ sau đó không có động thái nào. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thể khẳng định mối đe dọa từ quốc gia này đã giảm bớt", ông nói.
Phát biểu được ông Asif đưa ra sau khi truyền thông Pakistan cho biết biên đội 4 chiếc Rafale Ấn Độ cất cánh từ căn cứ Ambala ở bang Haryana, hướng về phía tây tới gần biên giới hai nước vào rạng sáng 30/4.
Theo các nguồn tin quốc phòng Pakistan giấu tên, tiêm kích Ấn Độ khi đó mang theo bom dẫn đường Spice 2000 do Israel sản xuất có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 60 km. Loại bom này cho phép biên đội Rafale tập kích các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Pakistan mà không cần vượt qua biên giới.
"Biên đội tiêm kích Ấn Độ đã bị hệ thống tác chiến điện tử Pakistan chọc mù giữa chuyến bay. Các tổ hợp cảm biến, thông tin liên lạc và radar của chúng ngừng hoạt động, làm gián đoạn liên lạc giữa biên đội Rafale và sở chỉ huy trên mặt đất", tờ Daily Pakistan cho hay.
Chưa rõ hệ thống tác chiến điện tử được Pakistan sử dụng là các đài gây nhiễu trên mặt đất hay tổ hợp trang bị trên máy bay.
Không quân Pakistan còn điều một biên đội tiêm kích J-10C, mang theo tên lửa đối không PL-15E với tầm bắn khoảng 145 km, để đối phó hoạt động của chiến đấu cơ Ấn Độ. "Biên đội Rafale phải hủy nhiệm vụ và chuyển hướng tới sân bay Srinagar, thay vì quay lại điểm cất cánh ban đầu là căn cứ Ambala", truyền thông Pakistan cho hay.
Giới chức Ấn Độ chưa bình luận về thông tin trên.
Ấn Độ năm 2016 ký thỏa thuận trị giá 8,7 tỷ USD mua 36 tiêm kích Rafale do tập đoàn Dassault Aviation của Pháp sản xuất. Phi đội này được kỳ vọng sẽ bổ sung sức mạnh cho không quân Ấn Độ bằng khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ, gồm tác chiến điện tử, không chiến, không kích mặt đất và tấn công thọc sâu.
Căng thẳng giữa Pakistan và Ấn Độ đang ở mức cao, sau vụ xả súng tại khu nghỉ dưỡng ở vùng Jammu và Kashmir khiến 26 người thiệt mạng. Ấn Độ cáo buộc trong số các thủ phạm có công dân của nước láng giềng, trong khi Pakistan bác bỏ liên quan và kêu gọi điều tra độc lập.
Lực lượng vũ trang Ấn Độ và Pakistan gần đây tổ chức nhiều hoạt động để chứng tỏ khả năng sẵn sàng chiến đấu. Các nguồn tin giấu tên nói rằng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 29/4 cho phép quân đội "toàn quyền tác chiến" để đáp trả các hành động tấn công.
Trong khi đó, cộng đồng quốc tế kêu gọi cả hai nước kiềm chế và tham gia đối thoại để ngăn tình hình leo thang thêm nữa.
Nguyễn Tiến (Theo AFP, AP, Defence Security Asia)
Ngày 29/4, trường Khoa học và Nghệ thuật, Đại học Philippines Manila đã tổ chức một buổi thảo luận đặc biệt với sinh viên, tập trung vào cuộc đời, di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và anh hùng dân tộc Philippines, Tiến sĩ Jose Rizal.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết Moskva có thể gửi phác thảo đề xuất ngừng bắn tại Ukraine trong tuần này, với kỳ vọng mở đường cho đàm phán hòa bình.
Ngày 19/5, tại Bắc Kinh, Đảng bộ tại Trung Quốc đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2025-2030, đồng thời làm lễ dâng hoa tưởng nhớ tại tượng đài Bác Hồ và thắp hương tại phòng thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại sứ Đỗ Đức Thành đã trình bày chuyên sâu về cơ sở hình thành chính sách kinh tế đối ngoại và ngoại giao kinh tế của Việt Nam.
Ngày 6/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã tổ chức trọng thể lễ mít-tinh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025).
Việc ký hợp đồng tên lửa AMRAAM hơn 300 triệu USD giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng năng lực không quân, trong khi Mỹ củng cố ảnh hưởng chiến lược với đồng minh.
Trưởng phái đoàn Nga cho biết họ hài lòng về cuộc đàm phán tại Istanbul, trong khi Ukraine nói rằng Nga đã 'nêu ra một số điều chúng tôi không thể chấp nhận được'.
Pakistan nói đã hạ 5 tiêm kích Ấn Độ, trong đó có mẫu Rafale trị giá hơn 100 triệu USD, khi đối phó cuộc không kích của nước láng giềng.
Quân đội Israel tuyên bố đang triển khai lực lượng ở miền nam Syria nhằm bảo vệ cộng đồng thiểu số Druze sau các cuộc giao tranh gần đây.