Vượt qua lời nguyền 'cứu người thế mạng'

12:45 22/02/2025

Ở biển, nhiều người vẫn mang nỗi lo 'cứu người thế mạng'. Nhưng có một người đàn ông, ai bị nạn trên biển ông cũng cứu.

Cảng Mỹ Á, nơi ông Sơn dong thuyền ra biển hơn 30 năm qua, cũng là nơi chứng kiến ông đưa bao nhiêu người thoát chết trên biển trở về - Ảnh: TRẦN MAI

Lần đầu tiên cứu người năm 16 tuổi, nay đã 49 tuổi, ông không nhớ nổi bao lần ra tay nghĩa hiệp trên biển.

Ngư dân Nguyễn Thành Sơn (phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi) - thuyền trưởng tàu cá QNg 94857 - ghép lại những ký ức cứu người mấy chục năm qua bằng nụ cười tươi: "Tôi chẳng sợ cứu người thế mạng gì cả. Cứu được ai là tôi cứu, thậm chí bỏ biển, lỗ chi phí mà cứu được người tôi cũng làm".

Lúc đó chỉ cần lơ là nghĩ ngộ độc cá từ từ cũng chả sao, thì đến nơi chẳng ai còn sống. Chính tôi cũng thấy may mắn vì kịp gấp rút hướng dẫn để cứu người nhanh nhất.
Ông NGUYỄN THÀNH SƠN

Cứu người năm 16 tuổi

Giấy khen do UBND phường Phổ Quang tặng thuyền trưởng Sơn khi cứu 3 ngư dân Bình Định không may gặp nạn trên biển năm 2023 được treo trên góc nhà. Đây là một trong rất nhiều khen tặng dành cho người đàn ông nghĩa hiệp này.

Ông Sơn bảo rằng rất ngại, nhiều bằng khen, giấy khen ông xếp chồng, cất trong tủ, không muốn treo ra. Với ông, làm việc tốt thì toàn xã hội làm, mình chỉ là một phần trong đó. "Tết vừa rồi con gái lấy giấy khen này ra treo, chứ tôi không treo", ông Sơn nói.

Mạch chuyện cứu người được khơi gợi từ tấm giấy khen ấy. Ông Sơn bảo tháng 10-2023, sau khi kết thúc phiên biển, ông cho tàu quay về bờ bán cá. Lúc này, thông qua icom, thuyền trưởng một tàu cá Bình Định nói phát hiện 3 người bám miếng xốp trôi dạt.

  • 6 người xả thân vượt sóng dữ cứu một phụ nữ đang bị cuốn ra biểnĐỌC NGAY

Thuyền trưởng Sơn nói ngay "cứu đi, hoặc hỗ trợ và gửi vị trí tôi chạy đến giờ". Xác định vị trí người gặp nạn khoảng 30 hải lý, ông Sơn lập tức tăng tốc chạy đến. Lúc này, ba ngư dân gặp nạn đã lên tàu cá Bình Định. Ông Sơn tiếp nhận họ đưa vào bờ, để tàu cá kia tiếp tục ra khơi.

"Giờ đỡ rồi, chứ trước đây nhiều ngư dân vẫn ngại chuyện "cứu người thế mạng", tôi nghe nhiều tàu thấy lơ luôn. Tôi luôn động viên thấy phải cứu. Tôi cứu bao người có gặp chuyện gì đâu", thuyền trưởng Sơn nói.

Ba ngư dân gặp nạn có một chuyến biển bão táp. Ông Kiều Văn Nghiệp, thuyền trưởng tàu cá BĐ 976.33, kể về tai nạn kép ngày đó. Trên tàu có 4 ngư dân ra biển Hoàng Sa đánh bắt, không may máy trưởng Kiều Văn Thủ bị điện giật tử vong.

Ông Nghiệp bỏ chuyến biển cho tàu đưa thi thể về đất liền, bất ngờ bão tố ập đến, chiếc tàu lật úp, ông Nghiệp cùng ngư dân Thanh Minh và Trần Luận chỉ kịp lao ra khỏi tàu thoát thân, may mắn bám cục xốp trôi trên biển 7 giờ thì được cứu.

"Tôi biết nhiều người cũng ngại chuyện cứu người gặp nạn trên biển. Nhưng anh Sơn thì chưa bao giờ ngại, chúng tôi đi biển vẫn luôn học theo anh ấy", ông Nghiệp nói.

Ngồi ngẫm, ông Sơn bảo 30 năm làm thuyền trưởng, chuyện giúp tàu cá gặp nạn, cứu người không thể nhớ hết. Chỉ có vài chuyện ấn tượng sâu đậm thì nhớ kỹ. Lần đầu ông Sơn cứu người là năm 16 tuổi. Buổi sáng 33 năm về trước, chàng trai Sơn vẫn là anh nuôi trên tàu cá, nên thức dậy sớm nấu nước pha trà và nấu ăn.

Đang đứng ở đuôi tàu, ông Sơn thấy có gì đó sấp ngửa trên mặt biển. Nghi ngờ, ông vào báo thuyền trưởng là chú mình: "Cháu thấy hình như có người trôi trên biển, quay lại coi thử chú". Tin cháu, người chú cho tàu quay lại, quả thật có một người đang bám tấm ván.

"Đợt đó, người gặp nạn tắm biển ở Bình Thuận bị trôi, vị trí phát hiện cách bờ biển Cà Ná khoảng 40 hải lý. Chú tôi bỏ biển đưa người vào bờ. Anh đó quỳ lạy cảm ơn", ông Sơn trải lòng.

Đại úy Lê Sơn Dũ tâm sự với ngư dân Nguyễn Thành Sơn và khẳng định ông là cánh tay nối dài của biên phòng trên biển - Ảnh: TRẦN MAI

Cuộc chạy đua cứu 7 ngư dân ngộ độc thập tử nhất sinh

Ngồi bên cạnh, nghe câu chuyện thuyền trưởng Sơn kể, đại úy Lê Sơn Dũ, trạm trưởng Trạm biên phòng Mỹ Á, nói: "Anh Sơn là cánh tay nối dài của biên phòng. Ở cảng Mỹ Á, anh Sơn là tấm gương sáng cho các ngư dân khác trong mọi việc".

Trong các cuộc biển khơi đời người, ông Sơn nhớ nhất là chuyến cứu người năm 2019. Đó là cuộc chiến của thời gian để giữ mạng sống 8 người trên tàu cá Quảng Bình. Hớp ngụm trà, ông Sơn ngẫm một lúc rồi nói: "Cứu người như cái nghiệp, thường khi cho tàu vào bờ, tôi tắt bộ đàm. Chẳng biết sao hôm đó lại để, thế là nghe tàu bạn kêu cứu".

Giọng nói khác nhau, cộng với tiếng ồn động cơ và sóng biển, ông Sơn không nghe rõ tình hình bên kia, chỉ nghe lơ mơ: "Anh ơi giúp chúng tôi với, anh em bị ca nhốc, ca nhốc", ông Sơn kể đã đoán "ca nhốc" có thể là ngộ độc cá nóc.

Ông hỏi vị trí và tính hướng đi để tiếp cận nhanh nhất. Khi biết vị trí tàu cá kêu cứu đã vào bên trong vùng biển đảo Lý Sơn, ông hướng dẫn tọa độ để tàu chạy về cửa Mỹ Á.

  • Cứu hai người bị chìm thuyền trên biển trong đêmĐỌC NGAY

"Chúng tôi ngược hướng nhau nên hai tàu chạy đến vị trí đó là nhanh nhất. Lúc này tôi cũng gọi vợ điện taxi xuống cảng chở người bị ngộ độc", ông Sơn nói.

Bà Lê Thị Kim Thu, 43 tuổi, vợ ông, góp chuyện sau khi chồng tiếp cận được tàu bạn, báo về lần nữa là có người bị ngộ độc ốc. Bà Thu biết sự nghiêm trọng nên gửi taxi 50.000 đồng, rồi vội gọi xe cấp cứu xuống cảng Mỹ Á.

"Tôi biết ngộ độc ốc là thân thể tê liệt hết, không ngồi taxi được. May là gọi xe cấp cứu, chứ anh Sơn chở vào tận 4 người, không thể ngồi hay nói được. Anh em xúm khiêng lên xe cứu thương chở đi liền", bà Thu kể.

Mệt đừ, chưa kịp nghỉ thì bộ đàm lại vang lên, thuyền trưởng Sơn a lô mãi không thấy phản hồi. Ông hiểu 4 ngư dân còn lại cũng không ổn. Thế là ông lại hét gọi các ngư dân cho tàu quay trở lại biển.

"Ra tới nơi là 4 người nằm la liệt trên tàu, cứng đơ hết. May mà bà vợ tôi thông minh, đi cùng 4 ngư dân lên bệnh viện đã tiếp tục gọi xe cấp cứu chờ sẵn trên cảng. Vào là đưa đi liền".

Ngư dân Phạm Anh Hùng (48 tuổi, TP Đồng Hới, Quảng Bình), 1 trong 7 ngư dân được cứu ngày đó, nhắc về ông Sơn bằng sự biết ơn: "Chúng tôi còn sống là nhờ ơn đức to lớn của anh Sơn, chị Thu".

Ông Hùng bảo cả đời đi biển, tưởng biết tất cả các loại hải sản có độc để tránh. Nhưng không ngờ lại ăn trúng loại ốc cực độc. Hôm đó, khoảng 14h, 8 người trên tàu ăn trưa với nồi ốc, nửa tiếng sau thì cháu trai ông Hùng nôn thốc, 7 người còn lại bắt đầu chóng mặt, buồn nôn và dần tê liệt.

"Khoảng 90 phút là anh em rệu rã hết. Nếu anh Sơn không đến kịp, chúng tôi đã chết cả rồi", ông Hùng nói. Nỗi buồn lớn nhất của ông Hùng là người cháu trai đã không qua khỏi trong đợt ngộ độc ấy.

Đến Bệnh viện Đặng Thùy Trâm, chuyển ra Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, rồi tiếp tục ra Bệnh viện Đà Nẵng, ông Hùng lơ mơ nghe rõ bác sĩ nói: "Ngộ độc rất nặng, 1 người đã tử vong, 7 người còn lại khả năng cao không qua khỏi". Vợ chồng ông Sơn nói như nài nỉ: "Còn nước còn tát, mong bác sĩ nỗ lực hết sức".

Nghe vậy, nhưng ông Hùng và mọi người không nói được, cơ thể cứng dần và mê man. Tận 15 ngày sau ca thập tử nhất sinh, 6 ngư dân lần lượt tỉnh lại. Ngư dân còn lại tận 25 ngày sau mới tỉnh. Biết mình còn sống, tìm gặp ân nhân thì người thân báo sau khi tình trạng ổn dần, hai vợ chồng ông Sơn đã "bàn giao" và về nhà.

Kể lại câu chuyện, ông Sơn vẫn còn ớn lạnh. Cuộc chạy đua sinh mệnh ấy như bám riết trong đầu ông. Dù niềm vui không trọn vẹn khi có một ngư dân tử vong, nhưng 7 người còn sống cũng khiến hai vợ chồng ông cảm thấy an ủi.

Kết nghĩa anh em, gọi nhau mỗi khi ra biển

Tết năm 2019, 7 ngư dân bị ngộ độc được cứu đã dẫn vợ con vào nhà ông Sơn chơi, họ ôm nhau. Khi nghe lời cảm ơn, ông Sơn xua tay từ chối: "Đừng nghĩ đến cho nhẹ đầu, mang nặng ơn nghĩa làm gì".

Rồi họ kết nghĩa anh em, đi biển là kết nối icom gọi nhau. Năm 2020, ông Sơn bà Thu ra Quảng Bình thăm, cả làng kéo ra xem mặt vợ chồng tốt bụng mà họ nghe những ngư dân thoát chết kể lại.

Có thể bạn quan tâm
Bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng

Bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng

04:00 01/05/2025

Cao Bằng - Bộ trưởng Bộ Công an vừa quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh với Đại tá Sầm Minh Hồ.

Cầu dây văng đầu tiên ở Bắc Giang thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ

Cầu dây văng đầu tiên ở Bắc Giang thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ

19:45 30/04/2025

Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.

Những hình ảnh nổi bật trong lễ diễu binh 50 năm thống nhất đất nước

Những hình ảnh nổi bật trong lễ diễu binh 50 năm thống nhất đất nước

18:00 30/04/2025

Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.

10 cán bộ Công an ở Hà Nội xin giữ chức vụ thấp hơn

10 cán bộ Công an ở Hà Nội xin giữ chức vụ thấp hơn

13:45 30/04/2025

Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.

Gom heo bệnh, heo thối làm giò chả, sao vì lợi nhuận mà bất chấp tính mạng người khác?

Gom heo bệnh, heo thối làm giò chả, sao vì lợi nhuận mà bất chấp tính mạng người khác?

13:45 30/04/2025

Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.

Điện mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Điện mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

12:46 30/04/2025

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955-22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

Băng cướp tuổi teen gây ra 21 vụ ở Sóc Trăng

Băng cướp tuổi teen gây ra 21 vụ ở Sóc Trăng

12:45 30/04/2025

Sóc Trăng - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi cướp tài sản.

Sóc Trăng thông qua phương án giảm từ 108 còn 43 xã, phường

Sóc Trăng thông qua phương án giảm từ 108 còn 43 xã, phường

12:45 30/04/2025

Ngày 20/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Sóc Trăng họp kỳ thứ 32, thông qua tờ trình của UBND tỉnh về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, toàn tỉnh sẽ giảm từ 108 xã, phường, thị trấn xuống còn 43 đơn vị (gồm 8 phường và 35 xã).

Mãn nhãn với màn thả bẫy nhiệt của tiêm kích Su30-MK2

Mãn nhãn với màn thả bẫy nhiệt của tiêm kích Su30-MK2

12:45 30/04/2025

Dàn máy bay trực thăng dẫn đầu tiến về TP.HCM tham gia lễ tổng duyệt đại lễ 30/4. (Ảnh: Đại Việt)

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới
Ống hút giấy, cốc giấy, ly giấy, bát giấy, tô giấy, đĩa giấy
Cốc Giấy Là Gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng Cốc Giấy?
Cốc giấy, Ly giấy
Ống hút giấy
Ống hút giấy
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học