Theo sách Hoài Nam Tử, sau một thời gian chuẩn bị, năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư mang 50 vạn quân, chia làm 5 đạo xâm chiếm nước ta. Lúc đó, tư duy quân sự ở Trung Quốc phát triển sau hàng thế kỷ liên tục nội chiến ở trong nước. Thợ rèn của nhà Tần có thể tạo ra những thanh kiếm, vật dụng bằng sắt đạt trình độ cao. Họ thậm chí có thể huy động cả hàng trăm nghìn quân cho chiến dịch quân sự.
Trong khi người Việt vẫn đang trong thời kỳ bộ lạc, trình độ phát triển còn rất hạn chế, đồ dùng chủ yếu vẫn bằng đồng. Dù đã trải qua một số cuộc chiến tranh nhưng chủ yếu chỉ ở quy mô nhỏ, tiềm lực quân sự, khả năng tổ chức chiến trận chưa thể cùng lúc huy động được hàng trăm nghìn người.
Đại Việt Sử ký toàn thư chi chép, người Việt khi ấy đã suy tôn Thục Phán, vốn là thủ lĩnh của người Tây Âu trên địa bàn phía Bắc nước Văn Lang làm thủ lĩnh để chống Tần. Dưới sự chỉ huy của Thục Phán, mọi người đều vào rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để yên cho quân Tần bắt.
Đây là cuộc chiến đấu kiên cường, thông minh và có tổ chức, bởi người Việt biết tận dụng địa hình núi rừng để kiên trì kháng chiến lâu dài, đánh nhỏ, đánh ban đêm nhằm tiêu hao quân địch, triệt nguồn lương thực của giặc. Cuộc kháng chiến mưu trí, bền bỉ của người Việt làm cho quân Tần rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Quân giặc càng ngày càng bị dồn vào tình trạng căng thẳng đến tuyệt vọng.
Sử ký của Tư Mã Thiên có chép rằng: "Quân Tần đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong. Đàn ông mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi. Người ta phải thắt cổ trên cây dọc đường. Người chết chồng nhau”.
Tới khi quân địch suy kiệt cả về tinh thần và sức lực, người Việt mới tập hợp lực lượng. Dưới sự chỉ huy của Thục Phán, quân ta tổ chức đánh lớn tiêu diệt sinh lực địch, đập tan cuộc xâm lược của quân Tân, giết được tướng Đồ Thư khiến quân Tần như rắn mất đầu, từng bước tan rã.
Cũng theo sách Hoài Nam Tử, những tổn thất của quân Tần rất to lớn. Năm 208 TCN, nhà Tần dưới sự trị vì của Tần Nhị Thế buộc phải bãi binh, cuộc kháng chiến chống Tần của người Việt giành thắng lợi rực rỡ. Các nhà sử học đấnh giá, chiến thắng này là mốc son đầu tiên trong cuộc đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc ta.
Sau khi đánh bại quân Tần, Thục Phán lên ngôi lấy hiệu là An Dương Vương, đặt quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay). Dù tồn tại trong khoảng 30 năm, cho đến khi bị nhà Triệu đánh úp và sụp đổ, nhưng Nhà nước Âu Lạc cũng đã có những đóng góp đặc biệt to lớn vào trong tiến trình phát triển của lịch sử đất nước.
Trong tuần qua, TPHCM đã triển khai nhiều quyết định nhân sự quan trọng.
Ngày 2/5, nguồn tin của Báo Điện tử VTC News cho biết, TAND tỉnh Long An đã sắp xếp lịch xét xử sơ thẩm vụ án loạn luân mà bị can là Lê Tùng Vân (93 tuổi, ngụ xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa). 'Phiên toà sẽ được xử kín vào ngày 21/5 tại TAND huyện Đức Hoà, tỉnh Long An', nguồn tin cho hay. Tháng 4/2024, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố Lê Tùng Vân theo đơn phản ánh có dấu hiệu tội phạm do Hội Liên hiệp Phụ nữ...
Cao Bằng - Bộ trưởng Bộ Công an vừa quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh với Đại tá Sầm Minh Hồ.
Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.
Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.
Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955-22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Sóc Trăng - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi cướp tài sản.