Có trung tâm dạy thêm buộc giáo viên phải gồng gánh tỷ lệ 'ăn chia' khá cao khiến mức học phí thu vào tăng lên.
Cần công tâm nhìn nhận những điểm sáng và cả những vướng mắc cần tháo gỡ liên quan thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực ngày 14-2-2025 quy định về dạy thêm, học thêm.
Đó là mong muốn của bạn đọc Thanh Nguyễn khi gửi bài viết này đến Tuổi Trẻ Online.
Thầy cô mở lớp, dùng tài năng sư phạm và tâm huyết của mình để "bán cháo phổi", dùng đồng tiền kiếm được từ các lớp học thêm để đắp đổi cuộc sống là câu chuyện thực tế.
Khi lương hớt hải chạy theo giá cả thị trường, chế độ đãi ngộ nhà giáo còn khiêm tốn thì việc người thầy "tăng ca" để cải thiện thu nhập, mưu cầu cuộc sống tốt đẹp hơn là điều hiển nhiên.
Dạy thêm học thêm nếu trong sáng và thuần khiết theo quy luật cung - cầu của thị trường, thì có lẽ tiếng xấu đã chẳng đổ dồn và lời ta thán, bức xúc của dư luận đã chẳng "dậy sóng" như bấy lâu nay.
Một số lớp dạy thêm tiêu cực phân biệt đối xử giữa học sinh có và không theo lớp… là chuyện nhức nhối bao năm qua.
Gánh nặng chi phí học tập đội lên vai phụ huynh. Áp lực học hành đeo mang trên vai con trẻ.
Một hệ lụy lớn hơn nữa cần được thẳng thắn nhìn nhận và soát xét, đó là các lớp học thêm, học trước chương trình đã dập tắt hứng thú học tập, triệt tiêu cá tính sáng tạo, mài mòn năng lực tư duy của trẻ.
Chính vì vậy, thông tư 29 ra đời góp phần neo giữ hình ảnh mẫu mực sáng trong của người thầy, cũng như chấn chỉnh những tiêu cực của việc học thêm tràn lan, chứ không cấm những nhu cầu có thực và chính đáng của cả người dạy và người học.
Thông tư 29 ra đời dù trễ nhưng thiết nghĩ đã đến lúc cần thiết để học sinh có tuổi thơ cũng như sự công bằng trong lớp học. Nhiều phụ huynh hoàn toàn đồng tình với quy định cấm tuyệt đối dạy thêm với học sinh tiểu học.
Còn đối với học sinh trung học, quản lý việc dạy thêm bằng cách bắt buộc đăng ký kinh doanh và đóng thuế trở thành một nghĩa vụ bắt buộc. Theo đó, tổ chức và cá nhân đứng ra tổ chức hoặc tham gia dạy thêm có trách nhiệm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính và chính sách thuế.
Điều này sẽ tạo sự công bằng với những người có thu nhập và nộp thuế ở các ngành nghề khác.
Giáo viên dạy thêm phải thực hiện nghĩa vụ thuế, đó là lẽ tất nhiên. Bởi thực tế có nhiều thầy cô mở lớp dạy với mức thu nhập lên đến hàng chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng mỗi tháng.
Nếu trước đây việc mở lớp tràn lan, hoạt động ra sao, mức thu thế nào… đều bị "thả nổi" thì nay hoạt động dạy thêm được đưa vào khuôn khổ, tránh tình trạng bát nháo, mất kiểm soát.
Thông tư 29 cũng quy định giáo viên không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường. Điều này đồng nghĩa với việc nếu đăng ký kinh doanh thì giáo viên trường công lập không được đứng tên hộ kinh doanh, doanh nghiệp tổ chức hoạt động dạy thêm.
Nhờ người thân đứng tên đăng ký hộ kinh doanh thì vướng quy định về cơ sở vật chất, quy định phòng cháy chữa cháy nên giải pháp tối ưu là giáo viên "đầu quân" vào các trung tâm dạy thêm.
Đăng ký dạy thêm ở các trung tâm, nhà giáo phải chịu chi phí quản lý của trung tâm, trả tiền mặt bằng và nhiều khoản phí khác.
Có trung tâm buộc giáo viên phải gồng gánh tỷ lệ "ăn chia" khá cao khiến mức học phí thu vào tăng lên.
Thậm chí, mức chia cho trung tâm ở nhiều nơi lên đến 30% mức phí thu được từ học sinh, buộc giáo viên phải tăng học phí để bù vào khoản khấu trừ cho trung tâm.
Sự thiệt thòi đang bị đẩy về phía người học và gánh nặng chi phí học hành phải chăng lại dồn ép lên vai cha mẹ học sinh?
Trong khi đó, học sinh lớp 9 và 12 với áp lực tuyển sinh vào lớp 10, kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng thấp thỏm chờ đợi hướng dẫn mới về dạy thêm học thêm. Một số địa phương muốn đảm bảo quyền lợi cho người học nên vận động giáo viên dạy miễn phí cho học sinh cuối cấp.
Và vô hình chung, điều này tạo ra sự bất bình đẳng trong việc giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Bởi lâu nay, giáo viên các môn toán, ngữ văn, tiếng Anh… đã gồng gánh áp lực ôn luyện thi cử cho học sinh cuối cấp, một khoản phụ thu ít ỏi mỗi tiết học chỉ để bù tiền xăng xe.
Nay thông tư mới cấm thu tiền dạy thêm trong nhà trường liệu có thêm khó khăn trong việc phân bổ thời khóa biểu, điều động giáo viên dạy tăng cường…
Nhu cầu học sinh cuối cấp ôn tập để tham gia kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT là có thật. Mong rằng nhà trường và phụ huynh tìm cách tháo gỡ khó khăn về tài chính để các lớp học tăng cường tiếp tục được duy trì trong năm học này.
Và trong những năm học tiếp theo, ngay từ đầu năm học khi bố trí chuyên môn, các trường sẽ cân nhắc để điều chỉnh tiết dạy cho giáo viên lớp cuối cấp.
Cao Bằng - Bộ trưởng Bộ Công an vừa quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh với Đại tá Sầm Minh Hồ.
Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.
Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.
Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955-22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Sóc Trăng - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Ngày 20/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Sóc Trăng họp kỳ thứ 32, thông qua tờ trình của UBND tỉnh về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, toàn tỉnh sẽ giảm từ 108 xã, phường, thị trấn xuống còn 43 đơn vị (gồm 8 phường và 35 xã).
Dàn máy bay trực thăng dẫn đầu tiến về TP.HCM tham gia lễ tổng duyệt đại lễ 30/4. (Ảnh: Đại Việt)