Trung Quốc sẽ phóng tàu Hằng Nga 7 khoảng năm 2026 và cắm lá cờ tung bay trên Mặt Trăng nhờ sự tương tác của các trường điện từ.
Trong nhiệm vụ thám hiểm Hằng Nga 7 của Trung Quốc, các nhà khoa học nghiên cứu phát triển một lá cờ đặc biệt có thể bay phấp phới trong khí quyển mỏng và loãng của Mặt Trăng.
"Môi trường Mặt Trăng là chân không, thiếu không khí, do đó rất khó để lá cờ tung bay trong gió như ở Trái Đất", Zhang Tianzhu, phó viện trưởng viện công nghệ tương lai thuộc Phòng thí nghiệm Thám hiểm Không gian Sâu (DSEL), cho biết. Phòng thí nghiệm này do Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) và Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đồng sáng lập, bắt đầu hoạt động vào tháng 6/2022. Trụ sở chính của DSEL đặt tại thành phố Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy, và có một chi nhánh ở Bắc Kinh.
Zhang cho biết, giải pháp làm lá cờ tung bay sẽ dựa trên việc sắp xếp các dây vòng kín trên bề mặt lá cờ nối với dòng điện hai chiều dương và âm. Điều này sẽ giúp lá cờ bay phấp phới thông qua sự tương tác giữa các trường điện từ.
Trung Quốc dự định phóng tàu đổ bộ Hằng Nga 7 để tìm dấu vết băng nước tại cực nam Mặt Trăng vào khoảng năm 2026. Nếu thành công, đây sẽ là lá cờ đầu tiên thực sự tung bay trên bề mặt Mặt Trăng.
"Hiện tại, để hoàn thành việc phát triển tải trọng thử nghiệm khoa học vào tháng 2, chúng tôi được đốc thúc và chia thành nhiều nhóm khác nhau để đưa nhiệm vụ tiến triển", Zhang nói.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang xúc tiến nhiệm vụ tàu đổ bộ Mặt Trăng tiếp theo, Hằng Nga 8, và Trạm nghiên cứu Mặt Trăng Quốc tế (ILRS), tiền đồn mà Trung Quốc dự định xây gần cực nam Mặt Trăng cùng Nga và một số đối tác khác. ILRS dự kiến được xây vào khoảng năm 2035. "Mục tiêu của chúng tôi là thiết lập một cơ sở thử nghiệm khoa học toàn diện, bền vững và có thể tăng quy mô tại bề mặt Mặt Trăng cũng như trên quỹ đạo Mặt Trăng, có khả năng vận hành tự động dài hạn và vận hành với sự tham gia ngắn hạn của con người", Zhang chia sẻ.
Thu Thảo (Theo Space)
Theo danh sách phạt nguội công an các tỉnh công bố đến cuối tháng 3, nhiều người lái xe vi phạm lỗi chạy quá tốc độ.
Theo các nhà khoa học, khoáng chất sulfat tồn tại với các lượng nước khác nhau ở hầu hết các vùng trên sao Hỏa và cho phép chúng ta hiểu cách nước di chuyển quanh hành tinh.
Cục Sở hữu trí tuệ phát động hưởng ứng Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới; Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp về Kinh tế sáng tạo trong âm nhạc.
Sáu 'hố tử thần' xuất hiện ở tỉnh Mae Hong Son, Thái Lan sau trận động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar vừa qua. Tính đến nay, gần 100 dư chấn đã được ghi nhận sau động đất.
Ngày 17.2.2025, Công an tỉnh Bắc Ninh thông báo kết quả phát hiện xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát giao thông và máy đo tốc độ từ 20.1 - 2.2.2025.
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, khi con đường phát triển đã rõ ràng, chỉ cần biết cách làm và quyết tâm làm sẽ thành công.
Trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền trung Myanmar khiến nhiều địa phương ở Việt Nam cảm nhận rung lắc mạnh, tuy nhiên ít có khả năng gây thiệt hại, theo chuyên gia.
Các phi hành gia trở về Trái đất sau sứ mệnh nhiều ngày trong không gian thường được khiêng bằng cáng. Hai phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS cũng không ngoại lệ.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.