Với phương án tỉnh nhập tỉnh, sẽ có tình huống hai tỉnh giáp ranh nhưng chưa có đường bộ kết nối trực tiếp và phải mượn đường tỉnh khác để đi. Đồng Nai và TP.HCM có thể gặp tình huống này.
Như nhiều chuyên gia đề xuất, nên sáp nhập Bình Dương , Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM và Bình Phước nhập vào Đồng Nai. Khi đó sẽ bổ sung cho nhau các tiêu chí về dân số, diện tích và tạo ra một địa bàn mạnh về kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên hiện từ TP.HCM đi Bà Rịa - Vũng Tàu không có đường, phải "quá cảnh" Đồng Nai. Tương tự, Đồng Nai đi Bình Phước cũng chưa có đường và phải "quá cảnh" Bình Dương. Như vậy sẽ có tình huống hy hữu nếu sáp nhập như phương án trên là Đồng Nai và TP.HCM phải "mượn đường" của nhau để đi đến xã khác trong cùng địa bàn.
Để đến Vũng Tàu, người dân TP.HCM phải qua các huyện Long Thành, Nhơn Trạch của Đồng Nai. Phương án thông thường là đi theo cao tốc TP.HCM - Long Thành và rẽ xuống quốc lộ 51 thuộc huyện Long Thành. Hoặc rẽ từ cao tốc qua đường 319 để vào Nhơn Trạch và ra lại quốc lộ 51.
Ngoài ra người dân cũng có thể đi theo trục xa lộ Hà Nội - quốc lộ 1 đến ngã tư Vũng Tàu qua địa bàn TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai rồi đi tiếp quốc lộ 51.
Một lựa chọn khác là đi phà Cát Lái từ TP Thủ Đức sang huyện Nhơn Trạch, sau đó đi quốc lộ 51. Với ô tô, ngoài hai phương án trên, người dân cũng có thể tiếp cận đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và quốc lộ 51.
Tất cả phương án giao thông này đều có điểm chung là phải đi qua tỉnh Đồng Nai. Người dân chưa thể có lựa chọn khác khi toàn bộ phần giáp ranh giữa TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay (đoạn Cần Giờ và Phú Mỹ) đều là sông, rừng ngập mặn, hoàn toàn không có đường bộ kết nối.
Như vậy, nếu sáp nhập TP.HCM với Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương như hướng đang được đề xuất, khi đó từ trung tâm TP.HCM đi đến các khu vực TP.HCM mở rộng (thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay) sẽ không có đường trực tiếp, mà phải "quá cảnh" Đồng Nai.
Theo một số chuyên gia, mặc dù "quá cảnh" như trên không phải vấn đề gì rắc rối về mặt giao thông, hiện nay việc đi lại theo các tuyến đường hiện hữu vẫn ổn định, thông suốt. Tuy nhiên nếu có phương án sáp nhập các tỉnh trên thì việc tổ chức giao thông nội tỉnh sẽ có những bất cập nhất định.
Tương tự, Đồng Nai và tỉnh Bình Phước có đến 160km đường biên giáp ranh, song đến nay chưa có tuyến đường kết nối trực tiếp nào. Do đó nếu sáp nhập hai tỉnh này, xe cộ đi lại giữa hai tỉnh phải "quá cảnh" Phú Giáo, Bắc Tân Uyên (Bình Dương).
Cụ thể, để đi từ Biên Hòa lên Bình Phước, phải theo tỉnh lộ 16, vào thành phố Tân Uyên (Bình Dương), sau đó vào đường tỉnh 741 qua huyện Phú Giáo (Bình Dương) đến thành phố Đồng Xoài (Bình Phước).
Cách khác, xe cộ có thể đi thẳng đường tỉnh 743 đến thành phố Thủ Dầu Một rồi theo quốc lộ 13 đi thẳng lên thị xã Chơn Thành (Bình Phước), hoặc rẽ vào đường tỉnh 741 lên thành phố Đồng Xoài. Tuyến đường này rộng hơn nhưng quãng đường xa hơn.
Sau khi cầu Bạch Đằng 2 hoàn thành vào tháng 9-2024, nối huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) với thành phố Tân Uyên, các tài xế có thêm lựa chọn từ thành phố Biên Hòa theo đường tỉnh 768 để vào đường tỉnh 747.
Sau đó, qua trung tâm huyện Bắc Tân Uyên, thẳng theo đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng lên địa phận huyện Phú Giáo để đến TP Đồng Xoài.
Ngoài ra từ quốc lộ 1 (thành phố Biên Hòa), tài xế có thể ra đường tỉnh 768 lên cầu Thủ Biên đi thẳng lên huyện Bắc Tân Uyên. Từ đây xe đi tiếp theo đường tỉnh 746, 741 lên Đồng Xoài.
Các phương án trên cho thấy từ Đồng Nai đi Bình Phước hiện không có hướng nào trực tiếp giữa hai tỉnh, mà đều phải cắt qua Bình Dương.
Các hình thế giao thông hiện hữu này cùng với phương án sáp nhập đang được đề xuất (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương nhập vào TP.HCM; Bình Phước nhập vào Đồng Nai) sẽ nảy sinh tình huống: TP.HCM và Đồng Nai sau khi sáp nhập sẽ phải "mượn đường" của nhau để di chuyển đến các nơi trong địa phương mình.
Cho dù giao thông hiện khá liền mạch, nhưng việc đi từ nơi này qua nơi khác trong cùng một tỉnh, thành phải ‘quá cảnh’ qua tỉnh, thành khác là điều khá bất tiện trong việc tổ chức giao thông.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, TP.HCM đang thúc đẩy mạnh việc xây dựng các tuyến đường kết nối trung tâm TP đi Cần Giờ và nối Bà Rịa - Vũng Tàu. Gồm: cầu Cần Giờ, đường sắt đô thị tốc độ cao, đường ven biển Cần Giờ đi Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó có cầu vượt biển Cần Giờ - Vũng Tàu.
Cùng với các dự án giao thông hiện hữu, các dự án này kỳ vọng sẽ nối thẳng các địa phương ở TP.HCM sau mở rộng, sáp nhập.
Tương tự, Bình Phước cũng đề xuất phương án khôi phục cầu Mã Đà với hơn 5.130 tỉ đồng để kết nối trực tiếp với Đồng Nai.
Vừa qua, lãnh đạo Đồng Nai, Bình Phước đã thị sát và có cuộc họp về dự án này.
Ngoài ra theo một số chuyên gia, trong quá trình sáp nhập, nếu linh hoạt điều chỉnh địa giới điều chỉnh một số huyện như Nhơn Trạch, Long Thành của Đồng Nai về TP.HCM; đưa Phú Giáo, Tân Uyên (Bình Dương) về Đồng Nai (sau khi sáp nhập) thì phương án tổ chức giao thông sẽ thuận lợi, tránh phải "mượn đường" của nhau.
Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.
Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.
Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955-22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Sóc Trăng - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Ngày 20/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Sóc Trăng họp kỳ thứ 32, thông qua tờ trình của UBND tỉnh về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, toàn tỉnh sẽ giảm từ 108 xã, phường, thị trấn xuống còn 43 đơn vị (gồm 8 phường và 35 xã).
Dàn máy bay trực thăng dẫn đầu tiến về TP.HCM tham gia lễ tổng duyệt đại lễ 30/4. (Ảnh: Đại Việt)
Chiếm đoạt tiền của vận động viên, Tôn Quý Hòa - Huấn luyện viên trưởng bộ môn Đá cầu tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Nghệ An, bị khởi tố.