Thể thao Việt Nam cần chủ động đặt những viên gạch đầu tiên trong giấc mơ vươn mình ra biển lớn - ngay từ thời điểm này.
Mục tiêu lớn, quyết tâm lớn
Giai đoạn 20 năm tới, thể thao thành tích cao Việt Nam phấn đấu đạt nhiều đích đến quan trọng. Ở đấu trường SEA Games, đoàn thể thao Việt Nam thường xuyên duy trì tốp 2; mục tiêu tại châu Á (ASIAD) nằm trong tốp 15 và có mặt trong nhóm 50 nước dẫn đầu tại Olympic. Với riêng môn bóng đá, đội tuyển nam phấn đấu nằm trong tốp 8 châu Á và giành quyền tham dự World Cup; bóng đá nữ trong tốp 6 châu Á và giành quyền tham dự các kỳ World Cup.
Đặc biệt, vấn đề kinh tế thể thao cần được nhìn nhận rõ ràng, đánh giá đúng tầm quan trọng và có đóng góp cho kinh tế chung đất nước. Các hiệp hội, liên đoàn thành viên cần được trao quyền điều hành chuyên môn. Đề án chiến lược nêu rõ rằng nguồn vốn thực hiện đến từ ngân sách Nhà nước, Trung ương và địa phương; các nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài và huy động theo hình thức xã hội hóa. Các bộ, ban, ngành liên quan được yêu cầu rà soát, xây dựng và ban hành, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt hoặc đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thể dục, thể thao để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược.
Ông Đặng Hà Việt - Cục trưởng Cục Thể dục Thể thao - chia sẻ: "Về chiến lược thể thao giai đoạn 2030-2045, trước khi ban hành chiến lược, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 70 về việc phát triển thể thao trong tình hình mới. Chúng ta thấy rõ việc phân trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các Bộ, địa phương. Cục Thể dục Thể thao đã tham mưu trong việc xây dựng dự thảo kế hoạch triển khai chiến lược.
Vấn đề đầu tiên là sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương trong việc phát triển thể dục thể thao; phát triển đồng đều thể dục thể thao cho mọi người, thành tích cao và chuyên nghiệp. Hơn nữa, trong Kết luận 70, chúng ta cũng thấy rõ nhiệm vụ quan trọng phải lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển đồng đều thể dục thể thao vào các Nghị quyết, chiến lược để phát triển kinh tế xã hội của địa phương”.
Xây dựng từ viên gạch niềm tin
Nhìn vào thực tế của thể thao Việt Nam, giấc mộng vươn ra biển lớn cần được xây dựng từ những viên gạch nền nhỏ nhất, đó chính là viên gạch “niềm tin”. Trong điều kiện hiện nay, thể thao Việt Nam cần xây dựng niềm tin đủ lớn để các gia đình đồng ý cho con em bước theo sự nghiệp đầy gian truân.
Ở các môn thể thao, điều kiện ăn ở, tập luyện còn có sự chênh lệch lớn hơn. Để cải thiện tình hình, ngành thể thao cần có chiến lược rõ ràng hơn, đặc biệt là sự đảm bảo về tương lai cho vận động viên sau khi giải nghệ. Muốn làm được điều này, không thể bỏ qua kế hoạch ở tầm vĩ mô.
Ông Đặng Hà Việt cho biết: "Về chủ trương xã hội hóa thì có xã hội hóa liên quan đến cơ sở vật chất; đào tạo lực lượng vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài; tổ chức hoạt động sự kiện. Vấn đề xã hội hóa rất lớn, để huy động nguồn lực xã hội hóa, Cục Thể dục Thể thao đã kết hợp với 1 số đơn vị trong việc tổ chức các hoạt động nâng cao vai trò, tính tự chủ của các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Thông qua 2 Diễn đàn kinh tế thể thao 2023, 2024, Cục đã mời các nhà kinh tế, doanh nghiệp, làm sao thu hút được nguồn lực. Dù vậy, vẫn còn một số rào cản liên quan đến cơ sở vật chất (đầu tư), công tác thu hút nguồn lực. Tất nhiên, các liên đoàn, hiệp hội, Ủy ban Olympic cần phải tạo ra các hoạt động, sự kiện, đảm bảo thu hút được sự quan tâm của người hâm mộ thì mới kêu gọi được nhà tài trợ".
Nhưng ở góc độ phản biện, ngành thể thao phải thẳng thắn nhìn nhận hạn chế, tiêu cực để đưa ra những giải pháp phù hợp. Việc quản lý nguồn ngân sách chi xuống địa phương, các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các đội tuyển trẻ cần chặt chẽ hơn, tránh các sự việc đáng tiếc gây "xói mòn" niềm tin của người hâm mộ.
"Cần có sự phối hợp giữa trung ương và địa phương, thống nhất vấn đề về định hướng đầu tư thể thao các môn thể thao trọng điểm Olympic. Đối với môn bóng đá sẽ triển khai giải pháp đồng độ, cả vấn đề liên quan đến việc thu hút nguồn lực vận động viên Việt kiều về thi đấu. Đây cũng là giải pháp tương đối quan trọng cho xu thế phát triển hiện nay.
Một việc quan trọng khác là khoa học công nghệ, thời gian qua chúng ta có sự áp dụng nhất định, nhưng cần triệt để hơn. Chẳng hạn, việc áp dụng công nghệ thực tế ảo (AI) đang từng bước được triển khai để thể thao thành tích cao đạt được mục tiêu trong thời gian tới", ông Đặng Hà Việt cho hay.
Thể thao là hành trình dài cần rất nhiều sự kiên nhẫn. Có thể, thành quả thật sự của khoản đầu tư cả về tiền bạc lẫn con người chỉ đến sau 10 năm. Nhưng nếu không bước đi, sẽ không có con đường.
Xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến nhiều tay vợt chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trong ba năm qua, gồm cả những ngôi sao thuộc top 10 thế giới.
Thủ môn dự bị Vic Chambaere bị cấm 6 trận, trong đó hai trận án treo, khi ném quả bóng thứ hai vào sân và ngăn đối thủ tấn công ở giải vô địch Bỉ.
Tính tới thời điểm hiện tại, đã có tổng cộng 10 cầu thủ được chọn vào danh sách đội tuyển các ngôi sao Đông Nam Á (ASEAN All-Star) chuẩn bị cho trận giao hữu với Man Utd.
Hậu vệ Vũ Văn Thanh lần đầu đăng ảnh chụp cùng hot gymer Trần Bích Hạnh, ôm eo cô nhân dịp sinh nhật tuổi 29.
Tuyên Quang - Sáng 3.4, giải đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình TP Hồ Chí Minh lần thứ 37 năm 2025 đã chính thức khai mạc.
Chiều 25.3, lễ khai mạc và lượt trận đầu tiên giải bóng đá nữ Cúp quốc gia 2025 đã diễn ra tại sân Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ...
Nguyễn Thị Phương được xem là 'viên ngọc quý' của câu lạc bộ bóng chuyền nữ Binh chủng Thông tin - TCT Đông Bắc (hay còn gọi là đội Thông...
Đánh bại Bahrain 1-0 giúp Indonesia nuôi hy vọng chiếm vị trí thứ hai của Australia ở bảng C để giành vé chính thức dự World Cup 2026.
Lịch thi đấu của đội tuyển Indonesia ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026 khu vực Châu Á trong tháng 3.