TPO - Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh thiết lập lá chắn phòng thủ tên lửa thế hệ mới để bảo vệ nước Mỹ, tương tự hệ thống phòng thủ đáng gờm của Israel.
![]() |
Một tên lửa đánh chặn được phóng từ căn cứ không quân Anderson trên đảo Guam trong cuộc thử nghiệm vào tháng 12/2024. (Ảnh: DoD) |
Mái vòm phòng thủ cho Mỹ - quốc gia lớn gấp hàng trăm lần Israel - sẽ đòi hỏi hệ thống quy mô lớn, và gần như chắc chắn sẽ mất hàng thập kỷ để hoàn thành.
Tạo đảo Guam - phần lãnh thổ Mỹ dễ bị tấn công bằng tên lửa nhất - công việc đang được tiến hành để thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp.
Theo các chuyên gia, ngay cả hệ thống quy mô nhỏ hơn rất nhiều như vậy cũng phải đối mặt với những thách thức lớn.
"Không có giải pháp nhanh chóng hay toàn diện nào, và quyết định được đưa ra vào thời điểm rất muộn, dù các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị nhìn xa trông rộng đã nhận thấy điều này từ những năm 1990", ông Carl Schuster, cựu chỉ huy chiến dịch của Trung tâm Tình báo phối hợp thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết.
Đảo Guam của Mỹ rộng hơn 540 km2, là nơi sinh sống của gần 175.000 người. Hòn đảo thuộc Thái Bình Dương là nơi Mỹ có căn cứ không quân Andersen, để từ đó triển khai các máy bay ném bom của Không quân Mỹ như B-1 và B-52 hay máy bay tàng hình B-2. Hòn đảo này còn có cảng dành cho tàu ngầm tấn công hạt nhân của Mỹ, có thể đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ tình huống bất ngờ nào ở khu vực.
Hòn đảo này nằm cách Trung Quốc khoảng 3.000 km và cách Triều Tiên hơn 3.300 km đã xuất hiện trong các video tuyên truyền quân sự của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.
Quân đội Mỹ không đứng yên mà vẫn đang nâng cao khả năng phòng thủ để đối phó với các mối đe dọa trong khu vực.
Tháng 12 năm ngoái, Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) lần đầu tiên đánh chặn thành công một mục tiêu tên lửa đạn đạo bằng hệ thống Aegis Guam. Hệ thống này đã bắn một tên lửa đánh chặn trên bộ, loại mà các tàu của Hải quân Mỹ dùng để tiêu diệt tên lửa đạn đạo trong quá trình thử nghiệm.
Trong cuộc thử nghiệm vào tháng 12 năm ngoái, máy bay C-17 của Không quân Mỹ thả tên lửa đạn đạo tầm trung ở ngoài khơi bờ biển Guam, sau đó tên lửa đánh chặn được bắn từ hệ thống phòng thủ trên đảo, đẩy mục tiêu ra ngoài bầu khí quyển của Trái đất.
Cuộc thử nghiệm đánh chặn đã vượt ra ngoài hệ thống Aegis trên bộ, sử dụng các hệ thống có thể cấu thành bộ phận chính của lá chắn phòng thủ mà ông Trump muốn thấy.
Nó tương tự hệ thống phòng thủ 4 lớp của Israel, gọi chung bằng tên Vòm sắt.
Để tạo nên cấu trúc phòng thủ nhiều lớp tương tự, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ cho biết họ dựa vào vụ thử nghiệm đánh chặn vào tháng 12 năm ngoái để kiểm tra khả năng của hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đặt tại Guam.
THAAD được thiết kế để ngăn chặn các tên lửa đang bay tới trong giai đoạn cuối, trong khi Aegis đánh chặn ở giai đoạn giữa, trước khi tên lửa lao xuống mục tiêu.
Quân đội Mỹ cũng sử dụng các khẩu đội tên lửa Patriot để đánh chặn ở tầm thấp hơn. Cả hệ thống THAAD và Patriot đều đã thể hiện khả năng đáng gờm trong điều kiện chiến tranh.
Bộ ba gồm: Aegis, THAAD và Patriot sẽ hình thành nên cái gọi là hệ thống phòng thủ tên lửa và không quân tích hợp nâng cao (EIAMD) trên đảo Guam, có phạm vi bao phủ 360 độ và phòng thủ nhiều lớp chống lại các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo, tên lửa đạn đạo cơ động, tên lửa siêu thanh và tên lửa hành trình.
Hệ thống đó cũng sẽ dựa vào dữ liệu từ các vệ tinh và cảm biến trên không gian của Mỹ, tạo nên lá chắn gần với tầm nhìn mà Tổng thống Trump đưa ra.
Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ tên lửa toàn diện ở Guam dự kiến sẽ mất ít nhất một thập kỷ để hoàn thành, cho thấy những thách thức mà Mỹ phải đối mặt khi xây dựng bất kỳ hệ thống phòng thủ nào để đối phó với tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu thanh.
Và khái niệm của ông Trump về hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ mới cho nước Mỹ chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian hơn so với hệ thống nhỏ hơn để bảo vệ Guam.
Sắc lệnh của ông Trump không đưa ra bất kỳ ước tính nào về chi phí để phát triển một hệ thống như vậy, nhưng các chuyên gia cho rằng nó sẽ tiêu tốn ít nhất vài trăm tỷ đô la.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm mở ra triển vọng hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam và Kazakhstan, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển tại khu vực.
Hà Nội – Có 3 đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn huyện Sóc Sơn được nhận hỗ trợ Mái ấm Công đoàn. Việc này càng ý nghĩa khi diễn ra vào Tháng Công nhân.
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, trường đại học Xây dựng Hà Nội thay đổi cách tính điểm IELTS và SAT trong kỳ tuyển sinh năm 2025.
Ngày 2/5 - ngày thứ ba trong kỳ nghỉ lễ, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Bình Dương - Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp vẫn đang nhận hồ sơ phỏng vấn tuyển dụng lao động sau kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Từ nay đến ngày 14/5, mưa dông ở TPHCM có xu hướng xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn. Cơ quan khí tượng dự báo gió mùa Tây Nam sẽ được thiết lập ở khu vực phía Nam. Đây là tín hiệu rõ rệt cho sự chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa ở Nam bộ (bao gồm TPHCM).
Bộ Chính trị yêu cầu kịp thời chi trả theo chế độ, chính sách về thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định.
Sáng 3/5, hàng vạn người đổ về chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP.HCM) trong ngày đầu tiên xá lợi Phật – bảo vật quốc gia Ấn Độ – được mở cửa chiêm bái. Ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, từ sáng sớm, chùa Thanh Tâm – nơi được chọn làm điểm tôn trí chính thức xá lợi Phật – đã kín đặc người. Dòng người trải dài từ cổng vào đến khu chính điện, tay chắp trước ngực, ánh mắt thành kính hướng về khám thờ xá lợi. Nhiều Phật tử lớn tuổi vượt quãng...
Trong tuần qua, TPHCM đã triển khai nhiều quyết định nhân sự quan trọng.