20 năm xa quê nhưng mâm cỗ Tết trong gia đình chị Chung vẫn đậm đà bản sắc vùng "núi Tản sông Đà" với canh măng, thịt nướng riềng, giò thủ, đĩa xào.
Sống ở Ba Lan, nơi có cộng đồng người Việt đông thứ tư châu Âu, việc chuẩn bị một cái Tết cổ truyền đúng kiểu Việt Nam không quá khó với chị Nguyễn Thị Chung, 47 tuổi.
Hàng năm đến dịp này, chị luôn thực hiện đầy đủ các nghi lễ truyền thống, từ tiễn ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp, cúng giao thừa, cúng gia tiên ba ngày Tết, hóa vàng, đến cả việc tự tay gói bánh chưng, mua cành đào.
Mâm cỗ Tết năm nào cũng tái hiện đầy đủ những món mẹ chị từng làm, bao gồm canh măng, thịt nướng riềng, nem, bánh chưng, thịt đông, giò lụa, giò sỏ (giò thủ), đĩa xào. Dù không ăn hết, chị vẫn làm như một thói quen.
"Đồ đạc dễ mua, giá cả cũng phải chăng. Chỉ là thiếu cái tình quê, người quê trong nỗi nhớ", người phụ nữ Việt ở thủ đô Warsaw nói.
Ở những quốc gia có số lượng người Việt ít hơn, việc ăn một cái Tết cổ truyền tươm tất là cả một nỗ lực. Tại Slovakia, gia đình chị Nguyễn Thị Thanh, 61 tuổi "bê nguyên Tết từ Việt Nam sang" dù đã xa quê 35 năm.
Bắt đầu từ ngày 23 Tết, nhà cửa, bếp núc được dọn dẹp sạch sẽ. Chị tự tay chuẩn bị mâm cỗ có món mặn, hoa quả, mứt bánh, xôi chè. Tuy nhiên, hoạt động phóng sinh cá chép, tiễn đưa ông Táo về trời không thể trọn vẹn, do thời điểm cuối năm chỉ có cá chép đông lạnh.
Để có được mâm cỗ cúng tất niên, vợ chồng chị phải lái xe lên tận thủ đô Bratislava, cách nhà gần 100 km mới mua được đồ châu Á. Phòng khách được điểm thêm chậu hoa zlatý dáž vừa chớm nở thay cho hoa mai vàng. Để có được cành hoa nở đúng vào hôm Tết, trước đó cả tháng chị Thanh đã cắt cành ngoài vườn mang vào nhà để nơi ấm áp.
Ba con chị Thanh đã lớn, dịp này là thời điểm cả nhà sum họp ăn bữa cơm đoàn viên và đón Giao thừa. "Chúng tôi ra vườn hái lộc đầu năm với mong ước rước lộc vào nhà", chị Thanh, chủ một chuỗi cửa hàng thực phẩm chia sẻ.
Cộng đồng người Việt tại Slovakia có khoảng 9.000, luôn có các hoạt động hướng về nguồn cội. Năm nay, hoạt động chào mừng năm mới diễn ra cách nơi ở của gia đình chị Thanh 500 km. Bất chấp điều đó, hai vợ chồng vẫn lái xe gặp mặt đồng hương, để cùng nhau diện áo dài, lì xì trẻ con và trao lời chúc năm mới.
"Nhưng xét cho cùng vẫn thiếu cái không khí Tết ở Việt nam, bởi vì sáng hôm sau mọi người trở lại với guồng quay công việc, học sinh lại phải cắp sách đến trường", chị Chung chia sẻ.
Ngoài không có một kỳ nghỉ Tết đúng nghĩa, ở đây cũng không có chợ hoa ngày Tết, không bắn pháo hoa đêm Giao thừa. "Việc đón khách tới xông đất là cảm giác không thể trải nghiệm nơi tha hương. Và càng không có mùng 1 Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy", chị buồn nói.
Vì thế, những ngày giáp Tết chị Thanh quay quắt nhớ không khí ở Việt Nam, trời se lạnh và mưa lất phất đặc sản của vùng đất cố đô Huế quê chị. Năm xưa sau bữa cơm đoàn viên, chị Chung ngồi canh nồi bánh tét mà bố gói rất đẹp, còn mẹ tất bật ngào các loại mứt gừng, dừa, khoai.
Chị Chung có ba tác phẩm thơ, video, ảnh, và đang là người gửi nhiều tác phẩm dự thi nhất. Người phụ nữ gốc Việt chia sẻ thêm rằng những năm đầu mới sang Ba Lan, khi điện thoại, Internet và cả kinh tế chưa có, gia đình chị gần như không có Tết. Những ngày này chị với chồng cứ bật bài Xuân này con không về, rồi ôm nhau khóc.
"Tủi thân, nhớ nhà, nhớ quê kinh khủng", chị nói. "Buồn là thế, nhưng chúng tôi vẫn thích nghe những bản nhạc xuân, như một cách để níu giữ chút hơi ấm của quê hương".
Năm nay, chị Chung dự định sau Tết một tháng sẽ về Việt Nam giỗ bố, nhưng vụ hỏa hoạn Marywilska hồi tháng 5/2024 khiến gia đình chị thiệt hại khoảng 400.000 USD. Dẫu năm qua đã trải qua nhiều biến cố, xuân này gia đình chị vẫn cố gắng nhất để chuẩn bị một cái Tết tươm tất cho các con và an ủi chính tâm hồn mình.
"Dù đi xa đến đâu, tình yêu dành cho quê hương và Tết cổ truyền là một phần chảy trong huyết quản", người con xa xứ nói.
Phan Dương
Xe du lịch 35 chỗ chở du khách từ Hà Nội lên Tam Đảo thì bị lật nghiêng, ba người chết, nhiều người khác bị thương, sáng 26/4.
Một người đàn ông khoảng 40 tuổi ở Suwon bị đề nghị 30 năm tù vì sát hại vợ và giấu xác trong cốp xe hơn hai tháng.
Tỉnh mới này dự kiến được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba tỉnh cũ và sẽ có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với 24.233km2.
Chiều 8/5, nhiều tăng ni, phật tử bất ngờ khi chứng kiến hai đám mây ngũ sắc xuất hiện phía sau tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn.
Hồi yêu, tôi tin tưởng em nên để em đứng tên sổ tiết kiệm 50 triệu đồng, giờ em lấy chồng rồi, tôi đòi em bảo không có để trả.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc diễn ra từ ngày 6 đến 8/5 tại TP Hồ Chí Minh với chủ đề: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững.'
29 gương mặt trẻ, tài năng trẻ tiêu biểu được tuyên dương đại diện thế hệ trẻ Quảng Ninh trên các lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, kinh doanh, quốc phòng, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, thể dục-thể thao, văn hóa, nghệ thuật, hoạt động xã hội…
Trước rằm tháng Giêng, nhiều người dân, du khách thập phương tới Phủ Tây Hồ để cầu bình an, may mắn trong dịp đầu xuân năm mới.
Thu hút du khách đến với Ninh Bình mùa lễ hội, hàng loạt sự kiện văn hóa nghệ thuật đậm chất cố đô sẽ diễn ra trong dịp lễ 30-4 và 1-5 này.