Vào cuối thế kỷ 19, thời kỳ công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ và châu Âu, các điều kiện làm việc của công nhân vô cùng khó khăn và gian khổ. Họ thường phải làm việc từ 10 đến 16 giờ mỗi ngày trong những điều kiện tồi tệ mà không có các biện pháp bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động. Điều này thúc đẩy phong trào đấu tranh đòi quyền lợi cho người lao động, với một trong những yêu cầu chính là giảm giờ làm xuống còn 8 tiếng mỗi ngày.
Sự kiện tạo nên bước ngoặt trong phong trào lao động diễn ra vào ngày 1/5/1886 tại Chicago, Mỹ. Hàng chục nghìn công nhân xuống đường biểu tình đòi hỏi giảm giờ làm việc xuống 8 tiếng mỗi ngày.
Các cuộc biểu tình tại Chicago bị đàn áp nặng nề nhưng vẫn diễn ra ngày càng quyết liệt. Hai ngày sau, hơn 6.000 công nhân tổ chức bãi công, mít tinh, biểu tình nhưng bị cảnh sát đàn áp; 9 công nhân bị giết, 50 người bị thương nặng, gây chấn động thành phố.
Đỉnh điểm của phong trào là vào ngày 4/5/1886, khi một cuộc mít tinh khổng lồ diễn ra để phản đối sự đàn áp của cảnh sát, dẫn đến hơn 200 người chết và bị thương, và nhiều người đấu tranh bị bắt giam.
Hơn 1 năm sau đó, nhiều thủ lĩnh của phong trào bị xử tử. Tuy nhiên, cuối cùng, giới chủ cũng phải chấp nhận các yêu sách của công nhân. Báo cáo từ Liên đoàn Lao động Mỹ đã ghi nhận: "Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ và toàn diện trong giới công nhân như vậy."
3 năm sau "thảm kịch" Chicago, vào ngày 20/6/1889, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II, dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, đã thông qua nghị quyết lấy ngày 1/5 làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản trên toàn thế giới. Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, biểu tượng cho ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày hội của nhân dân lao động toàn cầu.
Lần đầu tiên Ngày Quốc tế Lao động 1/5 được tổ chức trên quy mô quốc tế là vào năm 1890. Đến năm 1920, dưới sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) trở thành quốc gia đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày này. Từ đó, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 dần được nhiều quốc gia công nhận và thực hiện.
Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức vào năm 1930, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Ngày Quốc tế Lao động được tổ chức kỷ niệm mít tinh trọng thể tại Hà Nội với sự tham gia của 20 vạn nhân dân lao động.
Ngày 1/5 là cơ hội để biểu dương sức mạnh và ý chí kiên cường của lực lượng lao động trong cuộc đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đây là ngày của mọi tầng lớp lao động, không phân biệt nghề nghiệp hay quốc gia, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác và đoàn kết trong công cuộc xây dựng một xã hội công bằng, nơi mọi người được sống và làm việc với những quyền lợi và điều kiện tốt nhất.
Đây là cơ hội để thế giới cùng nhau khẳng định cam kết vững chắc đối với những giá trị của lao động và vai trò của nó trong việc xây dựng một tương lai tươi sáng. Những hoạt động kỷ niệm và các cuộc mít tinh diễn ra vào ngày này phản ánh sâu sắc lòng biết ơn và sự tri ân đối với những đóng góp quan trọng của người lao động.
Dù đối mặt với những thách thức mới trong bối cảnh phát triển kinh tế và công nghệ hiện đại, tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động 1/5 vẫn tiếp tục là nguồn động lực quan trọng thúc đẩy lực lượng lao động toàn cầu hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và xã hội thịnh vượng.
Sáng 12/5, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên án phúc thẩm vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Xuyên Việt Oil). HĐXX chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Theo đó, ông Thọ được giảm án từ 15 xuống 14 năm tù về tội Nhận hối lộ, giảm từ 13 xuống 7 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Tổng hợp hình phạt, ông Thọ...
Trà Vinh - Chi nhánh Công Ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam tại Trà Vinh tưng bừng tổ chức chuỗi hoạt động thể thao mừng Tháng Công nhân 2025.
Máy bay VJ1149 trượt khỏi đường băng và va vào đèn lề khiến hai lốp bị hỏng sau khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Đặng Đình Bình, tổng giám đốc nhiều công ty dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ ở TP HCM và Bình Dương, bị cảnh sát bắt sau 24 năm trốn truy nã vì bỏ trốn khỏi trại giam.
Nghệ An - Các trụ sở công dôi dư sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc khai thác hiệu quả, tránh lãng phí.
TPHCM - Công tác chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 cơ bản đã hoàn tất các hạng mục trọng điểm như hội trường, khu lễ hội...
Trưa 3/5, anh Đinh Văn Kiên (43 tuổi, trú tại xã Tiên Hoàng, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) tử vong do bị bò tót tấn công trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng.
Cựu giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai cùng thuộc cấp bị xét xử về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
KTS Hoàng Thúc Hào trở thành người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu 2025 do có nhiều công trình kiến trúc nhân văn và bền vững.