Tục mua vui vào cuối năm Âm lịch xuất phát từ nhu cầu trang hoàng nhà cửa đón Tết của người Việt. Quanh năm lo kiếm sống, Tết là lúc cần được sống trong không gian sạch sẽ, sáng sủa, khí thế, và mua vôi về quét lại tường nhà là cách làm mời không gian sống để sẵn sàng đón năng lượng tích cực trong ngày Tết.
Việc quét vôi nhà còn mang ý nghĩa là để xóa đi những điểu không hay, những sai lầm trong năm cũ để có một sự khởi đầu mới tốt đẹp, tươi sáng hơn.
Người Việt cũng quan niệm, vào những ngày giáp Tết, ma quỷ thường về quấy nhiễu nhiều hơn. Do đó, họ thường rắc vôi quanh các góc vườn, cổng nhà hay bôi vào gốc cây để xua đuổi tà ma và những điều xấu.
Cũng có người lý giải khác về việc "cuối năm mua vôi". Trong nhà người Việt xưa thường có "ông bình vôi" - vật dụng bằng sành, sứ thường chứa vôi cho người già ăn trầu. "Ông bình vôi" là vật thiêng trong nhà, do đó, lúc nào cũng phải để ông no đủ. Vôi cũng cần để têm trầu, lễ vật quan trọng trong các lễ cúng tổ tiên, vốn có tần suất cao trong dịp Tết.
Tuy nhiên, màu trắng toát khiến vôi cũng bị doi là biểu tượng của sự bạc bẽo, (dân gian có câu "bạc như vôi"), do đó để tránh ý nghĩa xấu, người ta chỉ mua vôi và cho "ông bình vôi" ăn vào dịp cuối năm, kiêng ngày đầu năm, sợ chuyện rạn nứt tình cảm hoặc phải đối mặt với tình trạng bạc bẽo tình đời.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, thậm chí ngay sau khi thời khắc giao thừa kết thúc, nhiều người có thói quen mua muối mang về nhà.
Điều này xuất phát từ quan niệm dân gian cho rằng muối biểu tượng cho sự mặn nồng, gắn kết, no đủ. Hạt muối có sự kết tinh cao, lại có màu trắng, tượng trưng cho sự tinh khiết. Ra khỏi nhà đầu năm mới, mọi người mua muối với mong muốn gia đình thêm hòa thuận, gắn kết, tình cảm với anh em, làng xóm thêm đậm đà, về kinh tế thì thêm sung túc, giàu có.
Bên cạnh đó, người xưa quan niệm muối là thứ mặn, có thể chống xú uế, xua đuổi tà ma, và đem lại nhiều may mắn trong gia đình.
Nhiều người cho rằng, "đầu năm mua muối" còn là cách ý nhị để dặn dò con cái trong nhà ăn uống dè sẻn, tiết kiệm để có thể "cuối năm mua vôi" xây nhà.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phùng Hoàng Anh (Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam), để năm mới luôn gặp may mắn và điều tốt lành, người Việt xưa dặn dò nhau một số điều kiêng kỵ sau:
- Kiêng cho lửa và cho nước đầu năm: Lửa tượng trưng cho may mắn, tài lộc; nước là sự tươi mới, sinh sôi. Do đó người Việt kiêng cho hai thứ này vào mấy ngày đầu năm tránh để gia đình không bị thiếu thốn, sa sút trong năm mới.
- Kiêng làm vỡ đồ hoặc sử dụng đồ vật kém may mắn: Việc làm vỡ đồ trong ngày đầu năm được xem như điềm gở, gây chia cắt gia đình. Đối với dao kéo, người xưa cũng khuyên hạn chế sử dụng vì cho rằng chúng mang theo sát khí, có thể cắt đứt lương duyên cũng như tài vận, tuổi thọ của gia chủ.
- Không nói tục, chửi bậy hay những lời xui xẻo trong ngày đầu năm mới: Những ngày này, mọi người nên trò chuyện vui vẻ, dùng từ ngữ dễ nghe, nói lời may mắn; giữ hòa khí, người lớn tránh quát mắng trẻ nhỏ, tránh tiếng khóc để một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.
- Vay mượn hoặc đi đòi nợ cũng kiêng kỵ đầu năm mới của người Việt. Nếu có nợ nần thì nên được hoàn trả, giải quyết trước Tết để tránh đem xui xẻo vào năm mới.
- Kiêng quét nhà: Người xưa tin rằng quét nhà đầu năm là đuổi tài lộc, may mắn ra ngoài, nên bạn hãy vun rác lại vào một chỗ cho gọn, để đến ngày hóa vàng mới đổ.
- Ngủ qua đêm ở nơi khác là một kiêng kỵ đầu năm mới của người Việt xưa: Trong 3 ngày Tết, mọi người nên về nhà sớm, không ngủ nhờ nhà người khác để tránh phiền hà cũng như bảo đảm một năm mới êm ấm, hòa thuận
- Kiêng xông đất hoặc chúc Tết khi đang chịu tang: Xông đất đầu năm là phong tục tốt đẹp vẫn luôn được nhiều gia đình coi trọng. Người xông đất phải là người vui vẻ, cởi mở, có tuổi hoặc mệnh phù hợp với gia chủ trong năm đó. Tuy nhiên, nếu đang chịu tang thì mọi người không nên xông đất cũng như hạn chế thăm hỏi để tránh mang theo năng lượng buồn.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm mở ra triển vọng hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam và Kazakhstan, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển tại khu vực.
Hà Nội – Có 3 đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn huyện Sóc Sơn được nhận hỗ trợ Mái ấm Công đoàn. Việc này càng ý nghĩa khi diễn ra vào Tháng Công nhân.
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, trường đại học Xây dựng Hà Nội thay đổi cách tính điểm IELTS và SAT trong kỳ tuyển sinh năm 2025.
Ngày 2/5 - ngày thứ ba trong kỳ nghỉ lễ, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Bình Dương - Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp vẫn đang nhận hồ sơ phỏng vấn tuyển dụng lao động sau kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Từ nay đến ngày 14/5, mưa dông ở TPHCM có xu hướng xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn. Cơ quan khí tượng dự báo gió mùa Tây Nam sẽ được thiết lập ở khu vực phía Nam. Đây là tín hiệu rõ rệt cho sự chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa ở Nam bộ (bao gồm TPHCM).
Bộ Chính trị yêu cầu kịp thời chi trả theo chế độ, chính sách về thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định.
Sáng 3/5, hàng vạn người đổ về chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP.HCM) trong ngày đầu tiên xá lợi Phật – bảo vật quốc gia Ấn Độ – được mở cửa chiêm bái. Ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, từ sáng sớm, chùa Thanh Tâm – nơi được chọn làm điểm tôn trí chính thức xá lợi Phật – đã kín đặc người. Dòng người trải dài từ cổng vào đến khu chính điện, tay chắp trước ngực, ánh mắt thành kính hướng về khám thờ xá lợi. Nhiều Phật tử lớn tuổi vượt quãng...
Trong tuần qua, TPHCM đã triển khai nhiều quyết định nhân sự quan trọng.