Dự án SubSea dùng tàu ngầm để nghiên cứu ảnh hưởng của sự cô lập cực độ đến con người, tương tự trong các nhiệm vụ ngoài vũ trụ.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Cơ quan Vũ trụ Bồ Đào Nha (PSA), và Hải quân Bồ Đào Nha đang sử dụng tàu ngầm như một công cụ quý giá để nghiên cứu cách con người thích nghi với môi trường khắc nghiệt và cô lập như dưới biển sâu hay ngoài vũ trụ. Mới đây, nhóm đầu tiên của dự án SubSea gồm 25 tình nguyện viên đã hoàn thành chuyến thám hiểm dưới nước kéo dài 60 ngày và trở về bờ, SciTechDaily hôm 5/2 đưa tin.
Tàu ngầm tái tạo sự cô lập, hạn chế và những thách thức vận hành của nhiệm vụ không gian. Do đó, đây là công cụ lý tưởng để nghiên cứu xem những điều kiện trên ảnh hưởng thế nào đến con người và phát triển các chiến lược ứng phó.
Để hiểu cách cơ thể và tâm trí thích nghi trong suốt nhiệm vụ, các nhà khoa học đã sử dụng bảng câu hỏi, thu thập mẫu tóc và nước bọt. Kết quả sẽ giúp họ phát hiện những dấu hiệu căng thẳng như cortisol, đồng thời theo dõi sự thay đổi trong sức khỏe miễn dịch của nhóm tình nguyện viên.
Hiện tại, nhóm chuyên gia từ các trường đại học ở Đức, Italy, Bồ Đào Nha đang phân tích quá trình sự căng thẳng, tâm trạng và tinh thần đồng đội của nhóm tình nguyện viên thay đổi trong không gian chật hẹp - tương tự điều kiện mà phi hành gia trải qua trong nhiệm vụ vũ trụ dài ngày.
Phi hành gia ESA Andreas Mogensen, người trải qua nhiệm vụ kéo dài 6 tháng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) năm ngoái, tin rằng các dự án như SubSea giúp họ chuẩn bị cho nhiều thách thức về sinh lý và tâm lý ngoài vũ trụ.
"SubSea là một sáng kiến thiết yếu giúp tìm hiểu sức bền của con người trong môi trường khắc nghiệt. Nghiên cứu về cuộc sống và công việc trong môi trường giới hạn, dù dưới biển, ngoài vũ trụ hay ở những nơi xa xôi trên Trái Đất, cũng đều cung cấp những thông tin vô giá về cách con người thích nghi với sự cô lập và căng thẳng về cả thể chất lẫn tinh thần", Andreas cho biết.
"Những nỗ lực này làm sâu sắc thêm hiểu biết của chúng ta về môi trường khắc nghiệt, đóng vai trò quan trọng giúp cộng đồng chuẩn bị cho những thách thức của các nhiệm vụ tương lai hướng tới Mặt Trăng, sao Hỏa và xa hơn", Daniel Neuenschwander, giám đốc bộ phận Khám phá Con người và Robot tại ESA, cho biết.
Tổng hợp kiến thức từ những nghiên cứu tàu ngầm và phi hành gia có thể giúp thúc đẩy đổi mới trong công tác chăm sóc sức khỏe tại các trạm vùng cực, triển khai quân đội, leo núi thám hiểm, trong các cộng đồng sống trong bóng tối kéo dài, thậm chí cả hoạt động khai thác mỏ. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giải quyết một số rối loạn lâm sàng như rối loạn cảm xúc theo mùa, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ.
Thu Thảo (Theo SciTechDaily)
Theo danh sách phạt nguội công an các tỉnh công bố đến cuối tháng 3, nhiều người lái xe vi phạm lỗi chạy quá tốc độ.
Theo các nhà khoa học, khoáng chất sulfat tồn tại với các lượng nước khác nhau ở hầu hết các vùng trên sao Hỏa và cho phép chúng ta hiểu cách nước di chuyển quanh hành tinh.
Cục Sở hữu trí tuệ phát động hưởng ứng Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới; Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp về Kinh tế sáng tạo trong âm nhạc.
Sáu 'hố tử thần' xuất hiện ở tỉnh Mae Hong Son, Thái Lan sau trận động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar vừa qua. Tính đến nay, gần 100 dư chấn đã được ghi nhận sau động đất.
Ngày 17.2.2025, Công an tỉnh Bắc Ninh thông báo kết quả phát hiện xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát giao thông và máy đo tốc độ từ 20.1 - 2.2.2025.
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, khi con đường phát triển đã rõ ràng, chỉ cần biết cách làm và quyết tâm làm sẽ thành công.
Trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền trung Myanmar khiến nhiều địa phương ở Việt Nam cảm nhận rung lắc mạnh, tuy nhiên ít có khả năng gây thiệt hại, theo chuyên gia.
Các phi hành gia trở về Trái đất sau sứ mệnh nhiều ngày trong không gian thường được khiêng bằng cáng. Hai phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS cũng không ngoại lệ.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.