Bước xuống đường sau 10 phút quan sát, Geepee vẫn cảm nhận tim đập mạnh khi đi giữa dòng xe cộ lao vun vút ở một ngã tư quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chàng trai người Nigeria vừa bước theo tốp ba người Việt phía trước, vừa giơ tay phải để các tài xế chú ý đến mình. Geepee cho rằng sẽ tốt hơn nếu anh có một cái chai trong tay. Đó là cách sang đường mà anh học được trong hai năm ở Việt Nam.
Trước khi đến Hà Nội năm 2022, Geepee đã xem nhiều video về giao thông ở Việt Nam. "Nó hỗn loạn nhưng trải nghiệm thực tế khiến tôi bất ngờ hơn nhiều lần", anh kể. "Tôi thót tim trước con đường đông kín xe và có vẻ như không tài xế nào muốn dừng lại".
Anh đã ngồi ở vỉa hè để quan sát và thầm ngưỡng mộ, không hiểu sao người Việt có thể qua đường thành công.
Lần đầu tiên Geepee thử sang đường ở ngã tư thuộc quận Hoàn Kiếm nhưng nhận ra mọi thứ không dễ dàng. Những chiếc xe lao đến rất nhanh khiến anh sợ, được vài bước lại quay vào. Có lần, anh bị xe máy đâm phải trong lúc sang đường khiến nỗi sợ tăng lên.
Vài tháng sau, khi quyết định sống ở Hà Nội, anh nhận ra sang đường là "kỹ năng sinh tồn" nên bắt đầu học. Anh trò chuyện người Việt và người nước ngoài sống lâu năm ở đây và biết được vài mẹo hữu ích.
Đầu tiên, anh sẽ bám theo người dân địa phương, đi cùng họ để có cảm giác an toàn hơn. Geepee nhận ra sang đường ở Việt Nam "đừng vội vã nhưng cũng đừng quá do dự". Anh duy trì giao tiếp bằng mắt với các tài xế, đồng thời giơ tay lên để làm tín hiệu.
"Đôi lúc tôi phải hét lớn để họ nhận ra rằng tôi đang sang đường", anh kể. Đồng thời, Geepee cũng phải tập trung, liên tục đảo mắt để giữ khoảng cách an toàn cho mình.
Geepee nằm trong 70% người nước ngoài gặp khó khăn trong việc thích nghi với các quy tắc giao thông, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, theo khảo sát của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC).
Khảo sát của mạng lưới toàn cầu Internations Expat Insider chỉ ra giao thông là một trong những yếu tố gây sốc văn hóa lớn nhất đối với người nước ngoài sống tại Việt Nam. Khoảng 45% người tham gia khảo sát gặp phải các vấn đề liên quan đến giao thông.
Hashtag #how to cross the road in Viet Nam (làm thế nào để sang đường ở Việt Nam) trên các nền tảng mạng xã hội đã nhận hàng nghìn lượt bình luận. Một số YouTuber, TikToker đã thực hiện các video hướng dẫn cách sang đường ở Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt xem.
Peter Hall, 29 tuổi, đã phải tìm đến các video hướng dẫn sau ba tháng sống tại Việt Nam. Cuối năm 2019, anh nhận được hợp đồng làm việc ở TP HCM và không có nhiều thời gian chuẩn bị.
Trên đường từ sân bay Tân Sơn Nhất về đến phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, anh nhìn thấy hàng triệu chiếc xe máy quanh mình và không hiểu làm sao người Việt có thể qua đường an toàn.
"Ở những khu vực không có vạch kẻ đường, họ bước đi theo cảm nhận và bản năng", Peter kể. "Thật sự khó khăn để bước qua đoạn đường với những chiếc xe máy như suýt đâm vào mình".
Sau 5 năm ở Việt Nam, Peter tự tin mình đã có thể sang đường như người Việt. Theo anh, điều quan trọng nhất là phải giữ bình tĩnh, bước đi với tốc độ vừa phải và liên tục giơ tay để xin đường. Anh cũng mang kinh nghiệm này hướng dẫn cho gia đình vào cuối năm 2022.
Tương tự, Tamara Hoffman, người Nam Phi, đã nhờ bạn bè ở Việt Nam dạy cách đi xe máy và qua đường khi mới đến đây vào giữa năm 2017. Nữ giáo viên đã sống ở quận Tây Hồ, Hà Nội từng hoảng sợ bởi giao thông hỗn loạn.
Ở quê hương cô, tai nạn giao thông xảy ra thường do người lái xe uống rượu hoặc chạy tốc độ cao. Nhưng ở Hà Nội, cô nghĩ mình không nắm được quy tắc mọi người di chuyển trên đường phố. Cô học cách vẫy tay khi qua đường và đi chậm. "Nếu tôi dừng lại, người khác sẽ va phải tôi", cô nói. "Do đó, cứ việc bình tĩnh xin đường và đi tiếp".
Tamara Hoffman cho biết giao thông ở Việt Nam nhìn có vẻ nguy hiểm nhưng thực tế mọi thứ vẫn vận hành suôn sẻ. Mọi người chỉ cần lái xe với tốc độ vừa phải, giao thông sẽ diễn ra bình thường.
Đó là cũng là cách cô thích ứng với Hà Nội trong khi bạn cô, những người lần đầu đến Việt Nam, vẫn đang vật lộn để sang đường. Cô đã đem kinh nghiệm cho mình gồm bình tĩnh - nhìn thẳng - giơ tay chia sẻ cho họ.
Tết Ất Tỵ 2025, khi đường phố đông đúc hơn, Geepee nhận thấy mọi người vẫn tuân thủ luật giao thông nghiêm ngặt. Anh nghĩ điều này là do chính phủ đã tăng cường các hình phạt với người vi phạm luật giao thông.
"Tôi mong việc qua đường sẽ trở nên đơn giản hơn", anh nhận xét. "Càng làm quen sớm với giao thông Việt Nam giúp tôi thích nghi cuộc sống nhanh chóng".
Ngọc Ngân
29 gương mặt trẻ, tài năng trẻ tiêu biểu được tuyên dương đại diện thế hệ trẻ Quảng Ninh trên các lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, kinh doanh, quốc phòng, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, thể dục-thể thao, văn hóa, nghệ thuật, hoạt động xã hội…
Trước rằm tháng Giêng, nhiều người dân, du khách thập phương tới Phủ Tây Hồ để cầu bình an, may mắn trong dịp đầu xuân năm mới.
Thu hút du khách đến với Ninh Bình mùa lễ hội, hàng loạt sự kiện văn hóa nghệ thuật đậm chất cố đô sẽ diễn ra trong dịp lễ 30-4 và 1-5 này.
Phù nề bàn chân là tình trạng sưng tấy thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Thư viện Quân đội phối hợp với Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM và Cục Chính trị Quân khu 7 tổ chức triển lãm sách, báo với chủ đề 'Đại thắng mùa xuân 1975 - 50 năm thiên anh hùng ca giải phóng'.
Thanh tra Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất cơ sở thẩm mỹ có thông tin quảng cáo 'Changwon International Clinic', phát hiện nhiều vi phạm trong khám chữa bệnh; quảng cáo trái phép.
Một hôm tôi hẹn gặp cô ấy và thổ lộ hết tình cảm, cô ấy hỏi lại tôi: 'Sao anh không yêu người khác mà lại là em'?
Hình ảnh một nhóm người nước ngoài cùng các tình nguyện viên chung tay dọn rác dọc các con đường, bãi biển ở Đà Nẵng vào dịp cuối tuần đã để lại hình ảnh đẹp trong mắt người dân và du khách.
Festival Biển Nha Trang-Khánh Hòa 2025 diễn ra từ ngày 10/4-27/6 với gần 40 hoạt động, sự kiện sẽ là tâm điểm bùng nổ mùa du lịch Hè, thu hút du khách đến với thành phố biển Nha Trang nổi tiếng.