Theo thông báo của Rosatom và các tài liệu từ tòa án, tranh chấp giữa Rosatom và các đối tác Phần Lan nổ ra từ tháng 5/2022, khi phía Phần Lan hủy bỏ hợp đồng sau khi xung đột tại Ukraine bùng phát.
Tập đoàn năng lượng hạt nhân quốc gia Nga Rosatom vừa đệ đơn kiện hai công ty Phần Lan là Fortum và Outokumpu tại một tòa án ở Moskva, yêu cầu bồi thường 227,8 tỷ ruble (tương đương 2,8 tỷ USD) vì thiệt hại liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hanhikivi-1 tại Phần Lan.
Theo thông báo của Rosatom và các tài liệu từ tòa án, tranh chấp giữa Rosatom và các đối tác Phần Lan nổ ra từ tháng 5/2022, khi phía Phần Lan hủy bỏ hợp đồng không lâu sau khi xung đột tại Ukraine bùng phát.
Lý do được Phần Lan đưa ra là do dự án bị chậm tiến độ nghiêm trọng, rủi ro chính trị gia tăng và lo ngại về khả năng hoàn thành dự án.
Rosatom cho biết họ yêu cầu bồi thường vì "việc chấm dứt trái pháp luật hợp đồng EPC (thiết kế, mua sắm và xây dựng)," đồng thời cáo buộc các vi phạm liên quan đến thỏa thuận cổ đông, hợp đồng cung cấp nhiên liệu và việc từ chối hoàn trả khoản vay.
Về phía Outokumpu, công ty này khẳng định họ chưa từng là bên ký kết trực tiếp hợp đồng EPC hay bất kỳ thỏa thuận nào khác với Rosatom liên quan đến dự án Hanhikivi-1.
Hợp đồng xây dựng nhà máy điện công suất 1,2 GW với tổng vốn đầu tư ước tính từ 6,5-7 tỷ euro được ký kết vào năm 2013 với Fennovoima, một liên doanh trong đó các bên Phần Lan, bao gồm Outokumpu, Fortum và SSAB, nắm giữ 2/3 cổ phần, còn phía Nga sở hữu 1/3.
Sau khi dự án bị hủy, Fennovoima đã chấm dứt toàn bộ hoạt động và hiện chỉ còn tham gia vào các tranh chấp pháp lý.
Cả Fortum và Outokumpu cho biết chưa nhận được thông báo chính thức nào về đơn kiện mới từ Rosatom.
Trước đó vào năm 2022, các bên đã khởi động quá trình trọng tài quốc tế. Fennovoima yêu cầu hoàn trả hơn 1,7 tỷ euro tiền thanh toán tạm ứng, trong khi Rosatom phản tố, đòi 3 tỷ euro. Các vụ việc hiện đang được giải quyết tại các tòa trọng tài quốc tế.
Fortum cho biết vụ việc đang trong quá trình trọng tài tại Phòng Thương mại quốc tế (ICC) và tòa án hồi tháng 2/2025 đã bác yêu cầu của công ty con Rosatom muốn đưa Fortum trở thành một bên tham gia vụ kiện.
Fortum khẳng định quyết định của hội đồng trọng tài về vấn đề này là cuối cùng.
Fortum từng là nhà đầu tư nước ngoài lớn trong lĩnh vực năng lượng tại Nga. Tuy nhiên, năm 2023, công ty này đã mất quyền kiểm soát các tài sản tại Nga khi Chính phủ Nga tạm thời tiếp quản 7 nhà máy nhiệt điện và danh mục dự án điện gió, điện mặt trời liên doanh của Fortum theo sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin./.
Đọc bài gốc tại đây.
Mạng xã hội lan truyền thông tin về vụ cháy tại lò cao ở Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi), gây hoang mang trong dư luận. Nhưng đây là tin đồn thất thiệt.
Một số tin tức đáng chú ý: REE bị phạt vì nhiều giao dịch chưa được thông qua; Nhiều doanh nghiệp 'chốt' cổ tức trước nghỉ lễ; Doanh nghiệp giảm mua lại trái phiếu trước hạn...
Quảng Ninh - Đã có khoảng 70 chuyến tàu biển siêu sang đăng ký đưa khách đến Hạ Long năm 2025, trong đó có nhiều tàu mới lần đầu cập...
Ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình trên toàn thế giới đang chao đảo vì tuyên bố của Tổng thống Trump rằng ông có kế hoạch áp thuế 100% đối với các bộ phim được sản xuất bên ngoài nước Mỹ.
Brazil bị chỉ trích bởi kế hoạch phá rừng xây đại lộ ở thành phố Belém, nơi tổ chức hội nghị khí hậu COP30 vào tháng 11 tới.
Đắk Lắk đang vào mùa thu hoạch vải thiều. Năm nay thời tiết thuận lợi, cây vải sai quả, nông dân phấn khởi vì được mùa được giá.
Việt Nam hiện có nhu cầu mua sắm hàng hóa, trang thiết bị, dịch vụ từ Mỹ với số lượng lớn, giá trị cao và ổn định, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên.
Ngày 7/5, sản phẩm OCOP 5 sao đường hoa dừa hữu cơ của tỉnh Trà Vinh đã xuất khẩu chính ngạch đơn hàng đầu tiên hơn 7 tấn sang thị trường Mỹ; sản phẩm do Sokfarm, huyện Tiểu Cần, sản xuất.
Theo quy định, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực bất động sản có thể bị thu hồi trong một số trường hợp.