Trong khi một số thầy cô tất bật lo đăng ký kinh doanh dạy thêm thì không ít phụ huynh cũng sốt ruột khi kỳ thi học kỳ 2 đang đến gần.
Dạy thêm, học thêm vốn là vấn đề có tính hai mặt, vừa đáp ứng nhu cầu thực tế nhưng cũng gây ra nhiều hệ lụy. Tuy nhiên việc siết chặt việc dạy thêm gần đây cũng tạo ra không ít xáo trộn.
Sau đây là chia sẻ của hai bạn đọc gửi đến Tuổi Trẻ Online.
Tôi có hai con đang đi học thêm, một cháu học cấp 2 và một cháu đang học cấp 3. Từ trước Tết, khi biết có thông tư 29 tôi cũng đã chuẩn bị chuyện học thêm cho hai con.
Nhưng chuyện tìm một trung tâm cho hai con học tất cả môn toán, văn và Anh không phải dễ, làm sao vừa đảm bảo việc học của con, vừa tiện đưa đón vì thường phải học thêm vào buổi tối, sau giờ học chính khóa.
Nhưng cháu học cấp 3 thì tạm ổn với việc chọn được một trung tâm gần trường, còn cháu cấp 2 khá vất vả với việc thay đổi và chậm "chuyển đổi" của thầy cô dạy thêm.
Với môn Anh văn, lâu nay cháu học với giáo viên của trường thuê chỗ gần trường để dạy thêm. Trước Tết không nghe cô thông báo gì, tưởng cứ học bình thường.
Bất ngờ sau Tết cô thông báo tạm ngưng, lý do: chờ địa điểm cô đang dạy làm thủ tục thành lập trung tâm. Còn chờ bao lâu thì chưa biết.
Môn toán vất vả hơn. Trước đó các phụ huynh cùng thuê một thầy giáo khác trường dạy cho cả nhóm học sinh rồi cùng mượn nhà một phụ huynh để các cháu học vào hai buổi sáng cuối tuần.
Từ ngày 14-2 (thông tư 29 của Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định về dạy thêm học thêm có hiệu lực) thầy không muốn dạy chỗ cũ vì sợ bị cơ quan chức năng kiểm tra. Thầy thông báo qua nhóm học thêm là các cháu sẽ học tại cửa hàng tiện lợi để cho… tiện lợi.
Nhiều phụ huynh ngạc nhiên với việc chọn địa điểm này để học thêm nhưng ngại trao đổi với thầy. Về giờ giấc học cũng khiến nhiều phụ huynh "lên ruột": 13h ngày cuối tuần và 16h30 ngày thường.
Ngày cuối tuần hiếm hoi được nghỉ ngơi mà học 13h thì sao học được, còn 16h30 thì các con chưa học về. Vì vậy môn toán tạm thời chưa gút được thời gian và địa điểm học.
Với môn khoa học tự nhiên, lâu nay cô dạy cả nhóm học sinh cùng lớp học tại nhà. Từ 14-2, cô đã chuyển từ nhà ra trung tâm dạy thêm gần đó và nhiều học sinh trong lớp cũng theo cô đến trung tâm học. Nhưng chỉ học được đúng một buổi rồi ngưng hẳn.
Cô giải thích theo quy định mới giáo viên trực tiếp dạy trên lớp sẽ không được dạy thêm học sinh lớp mình. Dự kiến sẽ có phương án chéo: cô dạy lớp này sẽ đổi với cô dạy lớp khác và ngược lại nhưng chuyện cũng chỉ nghe, chưa gút nên vẫn phải chờ.
Việc siết chặt quản lý hoạt động này là cần thiết nhưng nếu chưa kịp thời hướng dẫn rõ ràng, nhanh chóng sẽ dễ gây xáo trộn đối với người có nhu cầu dạy thêm - giáo viên và người có nhu cầu cho con học thêm - phụ huynh.
Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư 29 đến nay nhiều vấn đề phát sinh trên thực tế. Chuyện tìm chỗ học thêm của phụ trên là một minh chứng, trong đó có phần nguyên nhân từ phía giáo viên và các địa điểm dạy thêm, học thêm chậm làm các thủ tục theo quy định.
Tuy nhiên còn những vấn đề phát sinh trên thực tế chưa kịp thời tháo gỡ.
Quy định mới là nỗ lực nhằm chấn chỉnh tình trạng dạy thêm tràn lan, gây áp lực tài chính, thậm chí cả "tinh thần" lên phụ huynh và học sinh.
Nhưng điều này cũng đặt ra những vướng mắc khi giáo viên phải loay hoay tìm cách hợp thức hóa việc dạy thêm. Còn học sinh có nguy cơ gián đoạn việc học tập trong bối cảnh các em đang chuẩn bị bước vào kiểm tra giữa kỳ của học kỳ 2.
Đặc biệt những học sinh đang trong giai đoạn cuối cấp như lớp 9, lớp 12 có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn trước những kỳ thi quan trọng.
Một vấn đề khác cũng cần tính tới là giáo viên có thể tìm cách "lách" quy định để duy trì hoạt động dạy thêm như trước nay. Khi quy định siết chặt hơn, nhiều giáo viên "bắt tay" với nhau để dạy chéo. Tức là giáo viên A dạy thêm học sinh của giáo viên B và ngược lại, nhằm tránh bị quy kết là ép buộc học sinh của mình học thêm.
Cũng có khả năng là giáo viên không trực tiếp dạy thêm học sinh mình nhưng "giới thiệu" học sinh đến các lớp học khác do người quen hoặc trung tâm tổ chức.
Một số giáo viên vẫn có thể tạo áp lực "y như cũ" bằng cách dạy không hết nội dung trên lớp hoặc không ôn tập kỹ, khiến phụ huynh và học sinh buộc phải tìm đến lớp học thêm…
Các nguy cơ trên cho thấy công tác quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn, do vậy cần phải kiểm tra thường xuyên, nhằm đảm bảo quy định thực thi một cách hiệu quả.
Cao Bằng - Bộ trưởng Bộ Công an vừa quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh với Đại tá Sầm Minh Hồ.
Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.
Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.
Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955-22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Sóc Trăng - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Ngày 20/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Sóc Trăng họp kỳ thứ 32, thông qua tờ trình của UBND tỉnh về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, toàn tỉnh sẽ giảm từ 108 xã, phường, thị trấn xuống còn 43 đơn vị (gồm 8 phường và 35 xã).
Dàn máy bay trực thăng dẫn đầu tiến về TP.HCM tham gia lễ tổng duyệt đại lễ 30/4. (Ảnh: Đại Việt)