Ông Bùi Quang Chiêu là kỹ sư canh nông đầu tiên của nước ta, chính khách có tiếng ở Nam kỳ thời Pháp thuộc. Ngay từ khi sinh ra Henriette đã có quốc tịch Pháp, đó là lý do tên bà đặc biệt như vậy.
Từ nhỏ, Henriette nổi tiếng thông minh, đến năm 15 tuổi, được cha đưa sang Pháp, du học tại trường Lycée Fenelon ở Paris.
Một năm sau ngày du học, mẹ của Henriette mất vì bệnh lao phổi. Đến năm 1926, Henriette tốt nghiệp bậc trung học. Từ sự quý mến, nể phục Louis Bùi Quang Chiêu - người anh ruột, cũng là bác sĩ chuyên về bệnh lao nổi tiếng tại Sài Gòn, cùng với cái chết của mẹ đã làm cho Henriette quyết chí theo học Đại học Y khoa Paris vào năm 1927.
Thời điểm ấy, việc phụ nữ học lên đại học đã ít, huống chi còn liên quan đến ngành Y. Sự có mặt phụ nữ Việt tại trường đại học danh tiếng của Pháp gây chấn động, đồng thời là bước đột phá trong hệ thống giáo dục nước này. Henriette còn gây ấn tượng vì biết đến 7 ngoại ngữ, gồm: Pháp, Anh, Trung, Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp và Latinh.
Năm 1932, Henriette tốt nghiệp đại học. Sau 2 năm thực tập, bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên lấy bằng bác sĩ y khoa ở Pháp. Khi tốt nghiệp, bà dự định viết luận án về đề tài "Thụ tinh nhân tạo cho những người bị hiếm muộn". Tuy nhiên vào thời đó, đề tài này quá mới mẻ và gây nhiều tranh cãi, bà đành phải đổi đề tài.
Đề tài luận án sau đó của bà đạt loại xuất sắc, được Hội đồng giám khảo khen ngợi và thưởng huy chương vào năm 1934.
Năm 1935, Henriette về nước, kết hôn với Vương Quang Nhường - tiến sĩ Luật đầu tiên của Việt Nam theo sự sắp đặt của gia đình. Là một cuộc hôn nhân được đánh giá cân xứng giữa hai con người tài năng, song chỉ không đầy 2 năm chung sống, cặp đôi đường ai nấy đi.
Không lâu sau khi hồi hương, Henriette bắt đầu làm việc trong lĩnh vực y tế. Bất chấp việc bị coi thường bởi những đồng nghiệp đi trước, phân biệt giới tính, năm 29 tuổi bà nhận chức Trưởng khoa Hộ sinh tại Bệnh viện Chợ Lớn, trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ trong hệ thống bệnh viện thời bấy giờ.
Hơn 40 năm theo nghề y, bà Henriette làm việc cả ở Việt Nam và Pháp. Năm 1957, bà sang Nhật học thêm châm cứu để áp dụng trong ngành sản khoa. Năm 1961, bà sang Pháp sinh sống và mở phòng mạch riêng.
Trong thời gian này, bà tái giá với kỹ sư, bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích. Ông Bích từng tốt nghiệp kỹ sư cầu cống từ trường nổi tiếng bậc nhất xứ Pháp École Polytechnique - ngôi trường vốn chỉ dành riêng cho sinh viên ưu tú nhất của nước Pháp và thế giới thời ấy.
Năm 1965, ông Nguyễn Ngọc Bích bị ung thư vòm họng. Bà Henriette đưa chồng trở về Việt Nam để có thể sống những ngày cuối cùng trên mảnh đất quê hương. Cũng ngay trong năm đó, ông Bích mất. Còn lại một mình ở Việt Nam, bà Henriette tích cực tham gia các hoạt động khám, cứu chữa bệnh cho nhân dân bị tai nạn trong chiến tranh, kể cả trong vùng giải phóng. Mãi đến năm 1971, bà sang lại Pháp tiếp tục làm nghề y.
Henriette qua đời vào ngày 27/4/2012 ở Paris, thọ 106 tuổi. Trước lúc ra đi, bà hiến tặng biệt thự tư gia của mình ở số 28 đường Testard làm cơ sở cho trường Đại học Y khoa Sài Gòn, thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Hiện, nơi này là địa điểm thuộc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở đường Võ Văn Tần, TP.HCM.
Cao Bằng - Bộ trưởng Bộ Công an vừa quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh với Đại tá Sầm Minh Hồ.
Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.
Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.
Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955-22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Sóc Trăng - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Ngày 20/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Sóc Trăng họp kỳ thứ 32, thông qua tờ trình của UBND tỉnh về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, toàn tỉnh sẽ giảm từ 108 xã, phường, thị trấn xuống còn 43 đơn vị (gồm 8 phường và 35 xã).
Dàn máy bay trực thăng dẫn đầu tiến về TP.HCM tham gia lễ tổng duyệt đại lễ 30/4. (Ảnh: Đại Việt)