Hòa Bình - Những tuyến đường nghìn tỉ được đầu tư, kỳ vọng mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho khu vực Tây Bắc.
"Vượt nắng, thắng mưa" trên công trình
Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua tỉnh Hòa Bình có chiều dài 34 km, tổng mức đầu tư 9.997 tỉ đồng. Trong đó qua địa phận huyện Đà Bắc 21 km với 88 hộ thuộc các xã Cao Sơn, Tiền Phong, Tú Lý và thị trấn Đà Bắc bị ảnh hưởng nhà ở và đất ở, phải bố trí tái định cư.
Tại xã Cao Sơn, có trên 1.000 thửa đất phải quy chủ cũng như đền bù, giải phóng mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công. Các công việc đo đạc, kiểm đếm, quy chủ đất đai, tài sản người dân trên đất... đang được chính quyền xã phối hợp cơ quan chức năng nỗ lực triển khai.
Bà Nguyễn Thị Hiếm, người dân xã Cao Sơn, chia sẻ: "Khi biết dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đi qua, chúng tôi rất phấn khởi. Là một trong những hộ có đất nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án, gia đình tôi hoàn toàn đồng tình, ủng hộ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng".
Theo bà Hiếm, gia đình đã nhận được tiền đền bù và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công dự án. Người dân rất mong dự án sớm hoàn thành đi vào hoạt động để mở ra nhiều hơn cơ hội cho bà con vùng khó.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng xóm Sèo cho hay, khi có chủ trương đầu tư dự án cao tốc, 100 hộ dân có đất nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng đều đồng tình với chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Ngày 30.1 (mùng 2 Tết), trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Thanh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết, trên địa bàn huyện có 21,7 km cao tốc đi qua, hiện UBND huyện đã ban hành 2 quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện dự án cao tốc với tổng kinh phí qua 2 lần là 77 tỉ đồng; Đã hoàn thành công tác chi trả và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư với chiều dài hơn 6 km.
Theo ông Tuấn, số km còn lại địa phương đã thực hiện xong việc kiểm đếm và đang niêm yết trên toàn tuyến; đồng thời tiến hành việc tuyên truyền, vận động 60 hộ dân trong diện phải di dời.
Cách đó gần 60 km, dự án Đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) có tổng mức đầu tư 4.120 tỉ đồng, được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công đầu năm 2023 cũng đang hối hả triển khai.
Dự án trên có tổng chiều dài tuyến khoảng 50 km, gồm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 có chiều dài hơn 30 km được khởi công tháng 2.2023; giai đoạn 2 có chiều dài khoảng 12,3 km, hướng tuyến phát triển theo tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.
Sau hơn một năm triển khai dự án, đến nay tiến độ đã đạt được 20% trên toàn tuyến. Các nhà thầu đã tổ chức thi công tại 18 trên 20 vị trí cầu, 3 vị trí hầm chui dân sinh, cống bản lớn và hạng mục nền đường. Tổng giá trị thi công đạt hơn 333/1.666 tỉ đồng.
Kỳ vọng phát triển vùng Tây Bắc
Ông Bùi Đức Hinh - Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, hai tuyến đường nói trên là những tuyến trọng điểm của tỉnh, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh Hoà Bình và các địa phương khác.
Đối với tuyến đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu), dự án khi hoàn thành sẽ hình thành trục vành đai rất quan trọng, kết nối các trục giao thông, giúp rút ngắn quãng đường, thời gian di chuyển theo hướng Hà Nội - TP Hòa Bình - Kim Bôi, tăng cường khả năng kết nối, giao thương các tỉnh Hà Nam - Hòa Bình - Phú Thọ - Sơn La với hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, khi tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu được hình thành sẽ là tiền đề hình thành tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên và kết hợp với mạng giao thông đối ngoại của tỉnh Sơn La với tỉnh Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội (qua cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình), tạo nên trục cao tốc kết nối vùng Tây Bắc với vùng kinh tế Bắc Bộ, kết nối đến cửa khẩu biên giới Đông Bắc và cảng biển quốc tế Lạch Huyện; giảm tải cho Quốc lộ 6.
Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị thời gian thi công dự án rút ngắn một năm, hoàn thành vào 31.12.2027 và xây dựng ngay phương án giai đoạn 2 của dự án, mở rộng thành 4 làn đường.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm mở ra triển vọng hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam và Kazakhstan, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển tại khu vực.
Hà Nội – Có 3 đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn huyện Sóc Sơn được nhận hỗ trợ Mái ấm Công đoàn. Việc này càng ý nghĩa khi diễn ra vào Tháng Công nhân.
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, trường đại học Xây dựng Hà Nội thay đổi cách tính điểm IELTS và SAT trong kỳ tuyển sinh năm 2025.
Ngày 2/5 - ngày thứ ba trong kỳ nghỉ lễ, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Bình Dương - Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp vẫn đang nhận hồ sơ phỏng vấn tuyển dụng lao động sau kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Từ nay đến ngày 14/5, mưa dông ở TPHCM có xu hướng xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn. Cơ quan khí tượng dự báo gió mùa Tây Nam sẽ được thiết lập ở khu vực phía Nam. Đây là tín hiệu rõ rệt cho sự chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa ở Nam bộ (bao gồm TPHCM).
Bộ Chính trị yêu cầu kịp thời chi trả theo chế độ, chính sách về thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định.
Sáng 3/5, hàng vạn người đổ về chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP.HCM) trong ngày đầu tiên xá lợi Phật – bảo vật quốc gia Ấn Độ – được mở cửa chiêm bái. Ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, từ sáng sớm, chùa Thanh Tâm – nơi được chọn làm điểm tôn trí chính thức xá lợi Phật – đã kín đặc người. Dòng người trải dài từ cổng vào đến khu chính điện, tay chắp trước ngực, ánh mắt thành kính hướng về khám thờ xá lợi. Nhiều Phật tử lớn tuổi vượt quãng...
Trong tuần qua, TPHCM đã triển khai nhiều quyết định nhân sự quan trọng.