Sóc Trăng - Bãi rác là nguồn sống duy nhất của hàng chục hộ dân, thậm chí có hộ đã 3 đời sống nhờ nghề nhặt rác.
3 đời bám trụ bãi rác
Tại Liên hiệp Xử lý Chất thải rắn Sóc Trăng, mỗi ngày có khoảng 200 tấn rác thải đổ về. Bên cạnh núi rác khổng lồ, bãi rác còn là nguồn sống duy nhất của khoảng 20 hộ dân nghèo khó, không đất đai, không nghề nghiệp. Họ bám trụ nơi đây, kiếm sống bằng nghề nhặt rác.
Hàng ngày, từ 4 - 5 giờ sáng, tại bãi rác này đã rộn tiếng bước chân của hàng chục con người mưu sinh. Khi những chiếc xe tải vừa đổ rác xuống, họ nhanh chóng quây quanh, tranh thủ nhặt nhạnh những thứ có thể bán được như bọc nilon, chai nhựa, giấy vụn… Tùy theo chủng loại, phế liệu thu gom được sẽ được bán với giá dao động từ vài trăm đến vài nghìn đồng mỗi kg.
Năm nay 63 tuổi nhưng bà Sơn Kiên ở phường 7 (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) đã có hơn nửa đời người gắn bó với bãi rác. Hiện nay, cả con và cháu bà cũng nối nghiệp. Bà Kiên chia sẻ, trước đây, gia đình bà nhặt rác ở bãi rác phường 7, sau này bãi rác dời về Liên hiệp Xử lý Chất thải rắn Sóc Trăng thì cả gia đình cũng chuyển đến đây để tiếp tục mưu sinh.
“4 - 5 giờ sáng là cả nhà cùng nhau di chuyển đến bãi rác để nhặt. Trung bình mỗi người cũng được khoảng vài chục đến cả trăm kg rác/ngày, thu nhập khoảng 150.000 đồng”, bà Kiên nói.
Bà Kiên cho biết, do tuổi cao, không nghề nghiệp, không đất đai nên bà chỉ có thể nương nhờ vào bãi rác mà sống. "Nghề này hôi thối, dơ bẩn lắm! Cực nhọc là vậy nhưng quá nghèo, lớn tuổi không ai thuê làm gì nên mới vào đây bới móc rác tìm chén cơm manh áo", bà Kiên nói.
Tương tự như bà Kiên, bà Trà Thị Thái cũng đã có hơn 10 năm gắn bó với công việc nhặt rác. Vợ chồng bà có mặt ở bãi rác từ 5 - 6 giờ sáng đến 3 giờ chiều, bất kể ngày lễ, Tết. Bà Thái cho hay, trung bình mỗi ngày nhặt khoảng trăm kilogram túi nilon, chai nhựa các loại. Khoảng 10-15 ngày, thương lái sẽ thu mua, thu nhập khoảng 2 triệu đồng.
"Cũng nhờ nghề này mà vợ chồng tôi nuôi được 2 đứa con đi học và mong sau này các con có việc làm ổn định, không phải ngửi mùi hôi từ rác như cha mẹ", bà Thái cho hay.
Cách đó không xa, bà Thạch Thị Sà Khum (53 tuổi) cũng đang cặm cụi bới móc trong đống rác vừa đổ xuống, cố gắng tìm kiếm những thứ có thể bán được. Bà không quên để ý đến đứa cháu gái vừa tròn 4 tuổi đang ngồi chơi ở lều được dựng tạm bợ cạnh bờ ao.
"Con tôi ly hôn để 2 đứa cháu cho tôi nuôi. Vợ chồng tôi già không có nghề gì nên vào đây nhặt rác. Đứa cháu gái mới 4 tuổi không dám bỏ ở nhà nên mang vào bãi rác để trông coi luôn. Tôi chỉ mong sao có sức khỏe để nuôi cháu đi học, sau này đừng làm nghề giống ông bà", bà Khum nghẹn ngào nói.
Đánh đổi sức khỏe để mưu sinh
Công việc bới rác ẩn chứa vô vàn nguy cơ bệnh tật. Mùi hôi thối nồng nặc, tay chân dễ bị thương bởi kim loại, mảnh vỡ thủy tinh, thậm chí là kim tiêm đã qua sử dụng.
"Tay chân hầu như mỗi ngày đều đứt hết. Nhẹ thì mình lấy vải băng lại rồi nhặt tiếp, nặng quá đau nhức thì mua thuốc uống. Làm rồi cũng quen", anh Danh Sơn, người đã có hơn 10 năm gắn bó với nghề nhặt rác, chia sẻ.
Chị Ly, một người nhặt rác khác, cho biết: "Nghề này cực lắm, mùa nắng thì nóng hầm hập còn mùa mưa thì bốc mùi ghê gớm, nước chảy xuống rác khó nhặt. Mà giá cả thì bấp bênh, như bọc nilon mùa nắng giá khoảng 800 - 900 đồng/kg còn mùa mưa chỉ 750 đồng/kg thôi. Nhưng không nghề nghiệp thì phải chấp nhận làm nghề này".
Bà Thạch Thị Sà Khum chia sẻ, bà thường ngất xỉu mỗi khi trời nắng gắt cộng với mùi hôi thối bốc lên xộc thẳng vào mũi. Những lúc mệt mỏi, bà nghỉ ngơi vài ngày rồi lại tiếp tục quay trở lại bãi rác, bởi đó là kế sinh nhai duy nhất của bà và gia đình.
Sóc Trăng - Cống âu Rạch Mọp chính thức đưa vào vận hành giúp ngăn mặn , trữ ngọt, điều tiết nguồn nước cho 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu...
Lãnh đạo UBND xã Thọ Thanh (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) xác nhận, địa phương vừa xảy ra vụ việc 2 cháu nhỏ tử vong bất thường tại nhà ông bà ngoại. Hiện, cơ quan pháp y Công an tỉnh Thanh Hóa đang khám nghiệm hiện trường, làm các thủ tục pháp y để làm rõ nguyên nhân. Theo vị lãnh đạo này, khoảng 23h tối 21/4, xã nhận được thông tin sự việc trên nên cùng công an tới gia đình ông bà Đ., Th. (ngụ thôn 1, xã Thọ Thanh), là ông bà ngoại của 2...
TPHCM - Tối 26.4, thời tiết TPHCM bất ngờ đổ mưa to khiến chương trình nghệ thuật 3D mapping quốc tế bị gián đoạn.
Ngày 28/4, ông Hoàng Đức Cường, Chủ tịch UBND phường Phượng Sơn, thị xã Chũ (Bắc Giang) cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào sáng cùng ngày trên Quốc lộ 31, khu vực Cầu Đất. Xe khách 45 chỗ đâm vào ô tô con rồi va chạm với một xe máy, đồng thời làm ảnh hưởng đến một căn nhà gần hiện trường. “Bước đầu lực lượng chức năng xác định, có một người chết tại chỗ, nhiều phương tiện giao thông bị hư hỏng nặng”, ông Cường cho biết thêm. Lực lượng chức năng của...
Mới đây, các cơ quan đã công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm với 4 sĩ quan cấp tá quân đội giữ chức vụ mới.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí, với các mục tiêu cụ thể đến giai đoạn 2025 - 2030, với từng nhóm giải pháp.
Ngành lâm nghiệp cần xây dựng một nghị định bao trùm, sửa đổi tất cả các nghị định khác để tháo gỡ những vướng mắc, phù hợp với chính quyền hai cấp và khắc phục những vấn đề khó khăn trong thực tiễn.
Ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn tôn tạo Di tích Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn (xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đặt vòng hoa, dâng hương, tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị. Trong chuyến công tác tại các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long và Miền Trung, ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn...
Điện Biên - Ngày 24.4, Thượng tướng Suvon Luongbunmi - Phó Chủ tịch Quốc hội Lào cùng đoàn công tác đã đến thăm, làm việc tại tỉnh.