Tâm sự của các bác sĩ của Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng.
Mỗi ngày, khi cánh cửa khoa Tâm thần trẻ em và người già (Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng) mở ra, bác sĩ Lại Thị Kim Oanh, Phó trưởng khoa lại bước vào thế giới khác - nơi những tiếng la hét, gào khóc, hay đôi khi là tràng cười vô định không dứt. Sáu năm trước - khi mới về công tác - những âm thanh đó khiến chị sốc và không ít lần muốn nghỉ việc, còn giờ đây đó là công việc, là động lực để chị gắn bó mỗi ngày.
Nhìn bệnh nhân tự làm tổn thương cơ thể, rồi nói "nhìn thấy ma quỷ", chị không khỏi xót xa. Việc họ tự làm tổn thương cơ thể không phải trầm cảm mà do bị chứng hoang tưởng ảo giác chi phối. Có người còn định nhảy từ tầng 2 xuống chỉ vì "nghe tiếng xúi giục trong đầu".
"Bản thân họ không kiểm soát được cảm xúc, hành vi. Khi chúng tôi kể lại, bệnh nhân còn không tin mình từng làm như vậy", nữ bác sĩ kể.
Những người mặc áo blouse trắng như chị Oanh lúc này không chỉ là bác sĩ mà còn là bạn tâm giao, giúp bệnh nhân gỡ bỏ những khúc mắc trong lòng.
Bệnh viện tâm thần còn là nơi các bác sĩ phải đối mặt với những tình huống sinh tử. Chị Oanh vẫn nhớ như in một buổi trưa căng thẳng, khi bệnh nhân 65 tuổi đột ngột tím tái, khó thở sau khi ăn. Người này có tiền sử tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim đã đặt stent.
Đánh giá tình trạng nguy cấp, các bác sĩ lập tức thực hiện thủ thuật Heimlich để khai thông đường thở. Nhưng chỉ sau vài phút, bệnh nhân mất phản ứng, nguy cơ ngừng tuần hoàn. Cuộc chạy đua với tử thần bắt đầu.
Nhóm cấp cứu dồn toàn lực ép tim, hỗ trợ hô hấp, kết hợp lấy dị vật và hỗ trợ hô hấp. Gần 10 phút trôi qua trong căng thẳng, may mắn người bệnh hồi tỉnh.
“Những tình huống như vậy không hiếm gặp, nhưng nhờ phản ứng kịp thời và chính xác, bệnh nhân được cứu sống ngay trong tích tắc”, chị Oanh nói.
Guồng quay công việc cứ thế, ngày nối ngày với các thử thách mới cùng nhiều tình huống phát sinh. Song chính những khoảnh khắc nhìn bệnh nhân hồi phục, trở lại cuộc sống bình thường, lại là động lực để chị và đồng nghiệp tiếp tục cống hiến. Đến nay, bác sĩ Lại Thị Kim Oanh có hơn 6 năm gắn bó với nghề.
Bác sĩ Đồng Thị Thanh Bình - Phó Trưởng khoa Tâm thần trẻ em và người già, từng gắn bó với sản khoa trước khi quyết định rẽ hướng sang chuyên ngành tâm thần.
Bảy năm trước, khi lần đầu bước vào khoa, chị bị sốc khi môi trường làm việc hoàn toàn khác. Không còn tiếng khóc trẻ sơ sinh, không còn lời chúc mừng của người nhà, chỉ còn những cánh cửa khóa trái và bệnh nhân ở thế giới riêng của họ. Thế nhưng càng gắn bó, chị Bình càng nhận ra ý nghĩa công việc mình đang làm.
Chị không thể quên hình ảnh nữ sinh vốn năng động, học giỏi nhưng dần thu mình, tinh thần sa sút chỉ vì bị cô lập. Đôi mắt em rưng rưng khi thổ lộ với bác sĩ mong ước giản dị: “Chỉ cần một bữa cơm có cả bố và mẹ”, nhưng điều đó chưa bao giờ thành hiện thực.
Tiếp xúc với bệnh nhân, những mong muốn của chị Bình về cuộc sống và con người cũng nhẹ nhàng hơn.
"Nhìn những đứa trẻ nhỏ tuổi, tôi dần thay đổi suy nghĩ. Tôi không còn kỳ vọng quá nhiều vào sự thành công mà chỉ mong các con có thể phát triển bình thường, biết cách giao tiếp với mọi người. Như vậy là quá đủ với một người mẹ, một bác sĩ”, chị Bình tâm sự.
Công việc ở đây giúp chị học cách kiên nhẫn, bình tĩnh hơn trước những áp lực cuộc sống. “Nếu trước đây, tôi dễ bị cuốn vào những buồn bã thì giờ đây, tôi vững vàng hơn rất nhiều”, chị nói.
Ở tầng 2, chị Nguyễn Thị Thanh Bình đang cần mẫn cài từng cúc áo và cho bệnh nhân và nhắc nhở họ luôn giữ ấm cơ thể. Không chỉ các bác sĩ, đội ngũ điều dưỡng như chị Bình cũng là những người gắn bó 24/24 với người bệnh. Chị có hơn 30 năm chăm sóc những người bị "bỏ quên".
Những người lang thang được đưa vào viện trong bộ dạng tiều tụy, tóc tai bù xù. Họ không nhận thức được bản thân, không nhớ mình là ai. Và công việc của chị Bình là giúp họ “hồi sinh” - từ tắm rửa, cắt tóc, thay quần áo đến từng cử chỉ quan tâm, dỗ dành.
Hơn 30 năm gắn bó với công việc điều dưỡng tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng và trải qua nhiều khoa, chị Bình đồng cảm với các hoàn cảnh khi nhập viện điều trị.
“Có bệnh nhân ngày đầu vào viện không nghe theo bác sĩ, chỉ la hét, nhưng rồi dần dần họ thay đổi. Nhiều người thậm chí xem nơi đây như nhà, xem bác sĩ, điều dưỡng như người thân", chị Bình kể.
Nhìn lại chặng đường hơn ba thập kỷ, chị không còn nghĩ đến chuyện nghỉ việc. “Nếu muốn bỏ cuộc, chắc đó là chuyện của hơn 20 năm trước. Giờ đây, tôi đã quá gắn bó với nơi này, với những con người nơi đây", chị nói, ánh mắt ánh lên sự trìu mến.
Cao Bằng - Bộ trưởng Bộ Công an vừa quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh với Đại tá Sầm Minh Hồ.
Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.
Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.
Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955-22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Sóc Trăng - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Ngày 20/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Sóc Trăng họp kỳ thứ 32, thông qua tờ trình của UBND tỉnh về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, toàn tỉnh sẽ giảm từ 108 xã, phường, thị trấn xuống còn 43 đơn vị (gồm 8 phường và 35 xã).
Dàn máy bay trực thăng dẫn đầu tiến về TP.HCM tham gia lễ tổng duyệt đại lễ 30/4. (Ảnh: Đại Việt)