Những lỗi thường gặp hằng ngày như vượt phải trong trường hợp không được phép, dừng đỗ xe dưới lòng đường, xe thiếu đèn còi...đều có thể bị phạt nặng.
Theo nghị định 168/2024 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2025), một số lỗi vi phạm giao thông thường gặp đối với tài xế xe máy có thể bị phạt nặng. Có thể kể các lỗi sau:
Nghị định 168 quy định phạt tiền 200.000 - 400.000 đồng đối với tài xế xe máy vi phạm hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, không có tín hiệu trước khi vượt hoặc có tín hiệu vượt xe nhưng không sử dụng trong suốt quá trình vượt xe.
Các lỗi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép, hoặc không có tín hiệu báo trước, hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề"... cũng cùng mức phạt trên.
Mức phạt tiền 400.000 - 600.000 đồng đối với người dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường.
Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông; tụ tập từ 3 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường, vỉa hè trái phép.
Mức phạt trên cũng áp dụng với các lỗi không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy", hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.
Chở người ngồi trên xe không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy", hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật).
Nghị định quy định phạt tiền 600.000 - 800.000 đồng đối với người điều khiển xe máy vượt bên phải khi không được phép.
Mức phạt này cũng áp dụng với các lỗi điều khiển xe đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều), điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy.
Chạy xe dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác; chở theo từ 3 người trở lên trên xe; dừng xe, đỗ xe trên cầu cũng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng.
Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người đi xe ngược chiều, đi trên vỉa hè (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan), không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Phạt tiền từ 8 - 10 triệu đồng đối với người điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; đi thành nhóm từ 2 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
Sử dụng còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Mức phạt tiền 8 - 10 triệu đồng đối với cá nhân, 16 - 20 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe máy vi phạm giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện.
Mức phạt với người lái xe mô tô, xe máy tham gia giao thông sử dụng rượu, bia cũng tăng mạnh.
Mức phạt tiền "kịch khung" áp dụng cho lỗi này lên đến 10 triệu đồng. Tùy thuộc mức vi phạm nồng độ cồn, tài xế sẽ bị trừ điểm bằng lái hoặc bị tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.
Một lỗi vi phạm khác tài xế xe máy thường vô tình mắc phải đó là lái xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng. Mức phạt của lỗi này là từ 400.000 - 600.000 đồng.
Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 10 - 14 triệu đồng với tài xế bị các lỗi sau:
- Gây tai nạn giao thông do không quan sát, không giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn, xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông.
- Đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông.
- Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo cấm đi, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" gây tai nạn giao thông...
Hà Nội – Có 3 đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn huyện Sóc Sơn được nhận hỗ trợ Mái ấm Công đoàn. Việc này càng ý nghĩa khi diễn ra vào Tháng Công nhân.
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, trường đại học Xây dựng Hà Nội thay đổi cách tính điểm IELTS và SAT trong kỳ tuyển sinh năm 2025.
Ngày 2/5 - ngày thứ ba trong kỳ nghỉ lễ, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Bình Dương - Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp vẫn đang nhận hồ sơ phỏng vấn tuyển dụng lao động sau kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Từ nay đến ngày 14/5, mưa dông ở TPHCM có xu hướng xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn. Cơ quan khí tượng dự báo gió mùa Tây Nam sẽ được thiết lập ở khu vực phía Nam. Đây là tín hiệu rõ rệt cho sự chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa ở Nam bộ (bao gồm TPHCM).
Bộ Chính trị yêu cầu kịp thời chi trả theo chế độ, chính sách về thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định.
Sáng 3/5, hàng vạn người đổ về chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP.HCM) trong ngày đầu tiên xá lợi Phật – bảo vật quốc gia Ấn Độ – được mở cửa chiêm bái. Ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, từ sáng sớm, chùa Thanh Tâm – nơi được chọn làm điểm tôn trí chính thức xá lợi Phật – đã kín đặc người. Dòng người trải dài từ cổng vào đến khu chính điện, tay chắp trước ngực, ánh mắt thành kính hướng về khám thờ xá lợi. Nhiều Phật tử lớn tuổi vượt quãng...
Trong tuần qua, TPHCM đã triển khai nhiều quyết định nhân sự quan trọng.
Ngày 2/5, nguồn tin của Báo Điện tử VTC News cho biết, TAND tỉnh Long An đã sắp xếp lịch xét xử sơ thẩm vụ án loạn luân mà bị can là Lê Tùng Vân (93 tuổi, ngụ xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa). 'Phiên toà sẽ được xử kín vào ngày 21/5 tại TAND huyện Đức Hoà, tỉnh Long An', nguồn tin cho hay. Tháng 4/2024, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố Lê Tùng Vân theo đơn phản ánh có dấu hiệu tội phạm do Hội Liên hiệp Phụ nữ...