Việc sáp nhập tỉnh thành đang được xem xét, chưa công bố chính thức, nhưng dù diễn ra theo kịch bản nào thì bài toán kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã được tính tới.
Ngày 20-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với Ban Thường vụ TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương về nhiều nội dung, trong đó có công tác sắp xếp địa giới hành chính, tổ chức bộ máy. Thủ tướng cũng dành nhiều thời gian thị sát các công trình giao thông kết nối trong khu vực.
Các tuyến cao tốc, metro hay đường sắt, đường thủy vận chuyển hàng hóa kết nối TP.HCM với "vùng sản xuất" Bình Dương, cảng nước sâu tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang dần hình thành.
Theo nhiều chuyên gia, TP.HCM và Bình Dương có vị trí địa lý liền kề, nên có nhiều giao thoa về kinh tế xã hội. Tiêu biểu như Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM rộng hơn 643 ha thì có tới 2/3 diện tích nằm trên địa bàn thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Các dự án lớn như tuyến xa lộ Hà Nội, bến xe Miền Đông mới vừa nằm trên địa bàn TP.HCM, vừa nằm trên địa bàn của tỉnh Bình Dương.
Rất nhiều dự án kết nối vùng giữa TP.HCM và Bình Dương đã và đang được hình thành. Nếu tính theo "chiều ngang", có dự án vành đai 3 TP.HCM (dự kiến thông tuyến chính vào cuối năm 2025, hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2026), vành đai 4 TP.HCM (sẽ được Bình Dương khởi công trong năm nay).
Nếu tính theo "chiều dọc", TP.HCM và Bình Dương đang được kết nối bằng dự án quốc lộ 13 (đoạn qua Bình Dương đang được mở rộng lên 8 làn xe, còn đoạn qua TP.HCM sau hàng chục năm "án binh bất động" cũng đang được xem xét mở từ 4-6 làn xe lên 10 làn xe, quy mô hơn 21.700 tỉ đồng), hay đường Mỹ Phước - Tân Vạn.
Đặc biệt, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đã chính thức được Thủ tướng phát lệnh khởi công từ ngày 1-2-2025. Đây là tuyến cao tốc đầu tiên kết nối TP.HCM và Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên.
Tuyến metro kết nối TP.HCM và Bình Dương cũng đang được nghiên cứu xây dựng, vừa UBND tỉnh Bình Dương đã xem xét thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Tuyến metro này sẽ "nối dài" tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên của TP.HCM từ bến xe Suối Tiên đến nhà ga S1 tại thành phố mới Bình Dương.
Tuyến metro TP.HCM - Bình Dương dự kiến có chiều dài hơn 32,4 km; tốc độ thiết kế 120km/h với tổng mức đầu tư khoảng 64.370 tỉ đồng. Dự án được đề xuất khởi công từ 2027, đưa vào vận hành từ năm 2031.
Theo chuyên gia, giả sử kịch bản Bình Dương sáp nhập vào TP.HCM xảy ra, ở góc độ các dự án kết nối vùng như metro, cao tốc, mở rộng quốc lộ 13… sẽ có điều kiện kết nối đồng bộ, thúc đẩy nhanh hơn.
Nếu như Bình Dương được ví như một trong những "vùng sản xuất" của cả nước với khoảng 30 khu công nghiệp, dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) với hàng ngàn dự án đang hoạt động, Bà Rịa - Vũng Tàu được coi là một trong những cửa ngõ đi quốc tế vì tiếp giáp biển, có cảng Cái Mép - Thị Vải.
Tuy nhiên, hiện việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu bằng container giữa các khu công nghiệp và cảng hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào đường bộ, chiếm tới 70% tổng lượng hàng hóa. Việc phụ thuộc vào đường bộ đối mặt với nguy cơ kẹt xe, tai nạn giao thông..., giảm sức cạnh tranh đáng kể trên trường quốc tế. Trong khi đó, các kênh vận chuyển khác như đường sắt, đường sông… vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng.
Từ nhiều năm nay, một số nhà đầu tư lớn đã nghiên cứu ý tưởng về một tuyến đường sắt chuyên dùng để vận chuyển container, kết nối các khu công nghiệp của Bình Dương thẳng tới các cảng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và TP.HCM. Ý tưởng này cũng phù hợp với quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM đã được ban hành.
Theo đó, tỉnh Bình Dương nghiên cứu để đề xuất thực hiện một số đoạn của các tuyến đường sắt này với tổng chiều dài trên 100km. 3 trung tâm logistics lớn nằm dọc tuyến đường sắt chuyên dùng cũng được Bình Dương quy hoạch, sẽ là đầu mối tiếp nhận và phân phối hàng hóa, nguyên liệu cho các khu công nghiệp lân cận.
Khi đưa vào hoạt động tuyến đường sắt chuyên dùng này, các doanh nghiệp sẽ rất thuận tiện trong việc vận chuyện hàng hóa và giảm áp lực về thời gian giao hàng với đối tác.
Theo tính toán, để vận chuyển một container từ Bình Dương tới cảng ở Bà Rịa - Vũng Tàu bằng đường bộ hiện nay phải mất ít nhất 8-10 tiếng. Trong khi nếu vận chuyển container bằng đường sắt, với tốc độ thiết kế 120km/h cho tàu chở hàng; có thể chỉ mất 2 tiếng là hàng đã tới cảng.
Việc kết nối hàng hóa, nguyên liệu với các cảng bằng đường sông cũng được tính đến. Tiêu biểu như Bình Dương và TP.HCM có chung sông Sài Gòn chảy qua, hiện trên phía thượng nguồn Bình Dương đã có các cảng An Sơn (TP Thuận An), quy hoạch cảng An Tây (TP Bến Cát)… Để các tàu vận chuyển container cỡ lớn vào các cảng, cần thiết phải nâng tĩnh không của các cây cầu bắc ngang sông Sài Gòn.
Vừa qua, hai cây cầu cầu Bình Triệu 1 trên quốc lộ 13 (nâng thêm chiều cao 1,25m) và cầu Bình Phước 1 trên quốc lộ 1 (nâng khoảng 1,08m) đã được TP.HCM khởi công, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Sau khi hoàn thành, hai cầu này giúp đáp ứng đồng bộ tĩnh không các cầu trên sông Sài Gòn đạt tối thiểu 7m.
Qua đó sẽ "giải phóng" cho tàu bè từ các cảng trên thượng nguồn sông Sài Gòn của không chỉ TP.HCM mà cả các cảng tại Bình Dương, Tây Ninh để về phía hạ nguồn, qua đó thúc đẩy phát triển cho các khu công nghiệp, đô thị của khu vực.
Trước đó, một số chuyên gia trao đổi với Tuổi Trẻ Online đã đưa đề xuất trên.
Theo chuyên gia nghiên cứu lịch sử đô thị Trần Hữu Phúc Tiến, ba địa phương này giáp ranh, có gắn bó chặt chẽ về kinh tế. Sẽ là giải pháp bổ sung cho nhau các tiêu chí về diện tích, dân số. Đồng thời tạo nên hạt nhân số một cả nước về kinh tế và nhiều mặt.
"Bình Dương, TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu vào một cương giới hành chính và kinh tế chung sẽ tận dụng được các ưu thế của cả ba và thực hiện tầm nhìn hướng đến kinh tế biển, kinh tế xanh và kinh tế số." - Ông Tiến nhận định.
Còn PGS.TS Vũ Anh Tuấn - Trường đại học Việt Đức thì cho rằng 20 - 30 năm qua đây là khu vực phát triển hạ tầng rất mạnh. Nhưng vẫn có giai đoạn mạnh ai nấy làm. Nếu gộp về một mối thì tính cộng hưởng sẽ rất cao, tránh việc dẫm chân nhau và tạo nên hệ thống hạ tầng đồng nhất, hiện đại hơn nữa.
Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.
Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.
Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955-22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Sóc Trăng - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Ngày 20/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Sóc Trăng họp kỳ thứ 32, thông qua tờ trình của UBND tỉnh về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, toàn tỉnh sẽ giảm từ 108 xã, phường, thị trấn xuống còn 43 đơn vị (gồm 8 phường và 35 xã).
Dàn máy bay trực thăng dẫn đầu tiến về TP.HCM tham gia lễ tổng duyệt đại lễ 30/4. (Ảnh: Đại Việt)
Chiếm đoạt tiền của vận động viên, Tôn Quý Hòa - Huấn luyện viên trưởng bộ môn Đá cầu tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Nghệ An, bị khởi tố.