Nhà thơ Đặng Nguyệt Anh, 77 tuổi, gây xúc động khi ôn chuyện hơn 100 ngày vượt Trường Sơn để thăm chồng chiến đấu ở miền Nam.
Trong chương trình Ngày Thơ TP HCM sáng 12/1, thi sĩ - nhà giáo Đặng Nguyệt Anh khiến không khí lắng đọng khi kể chuyện tình giữa giai đoạn khốc liệt của chiến tranh. Cuối thập niên 1960, bà kết hôn cùng một thầy giáo ở Nam Định. Vài ngày sau lễ cưới, cả hai xa cách khi ông xung phong vào Nam chiến đấu.
5 năm sau, đồng đội báo về sức khỏe ông giảm sút trầm trọng sau thời gian liên tiếp mắc sốt rét ác tính, bị ốm liệt giường, không thể về Bắc. Bà quyết định xin phép hai bên gia đình và Ban thống nhất Trung ương vào Nam công tác, cũng để gần gũi, chăm sóc chồng.
Hơn 100 ngày đêm, bà đi theo đường mòn Hồ Chí Minh. Nhà thơ miêu tả khi đó vai bà trầy xước vì mang vác nặng, chân lở loét do dị ứng cao su. Thân hình nhỏ nhắn, ốm yếu, bà ít khi đuổi kịp đồng đội. Tuy nhiên, "ác mộng" với bà là những cơn mưa rừng. Nhiều đêm, bà gặp những trận mưa lớn, "ướt đến không còn gì" dù đã che bạt kín người. Ký ức đó được nữ sĩ viết lại bằng những vần thơ gửi mẹ: "Rồi con đi quá là xa/ Trường Sơn con đã vượt qua trăm ngày".
Sau chuỗi ngày vất vả, vợ chồng bà đoàn tụ tại chiến trường Đông Nam Bộ. Hai người cùng công tác ở Tiểu ban giáo dục R, thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam. Gần hai năm sau, họ đón con đầu lòng trong một chòi lá giữa rừng. Bà viết bài thơ Rừng miền đông và con gái tôi để nhớ về một giai đoạn "khắc nghiệt nhưng đầy lãng mạn":
"Rừng miền Đông
Là nơi chôn nhau cắt rốn của con
Là bản khai sinh của con
Là trang lý lịch đầu đời của con
Chọn một bình minh mùa hạ
Con ra đời
Sáng nay tiếng chim rừng ríu rít
Nắng chan hòa mặt đất
Trời xanh hơn mọi ngày
Bố con mừng cuống quýt
Mọi người trong cứ đều vui
Từ nay lại được nghe tiếng trẻ khóc cười
Lần đầu tiên làm mẹ
Nâng niu con trên tay
Hạnh phúc tràn nước mắt
Mẹ lo ngày mai sao đây?...".
Nhà thơ - nhà giáo Đặng Nguyệt Anh quê Ninh Trực, Nam Định, được biết đến với bút danh: Đặng Diệu Hằng, Ninh Giang, Đặng Túy Hồng. Sau năm 1975, bà làm giáo viên dạy văn tại trường THPT Marie Curie, TP HCM. Là hội viên Hội Nhà văn TP HCM, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, bà có 12 tập thơ trong nước và một tập thơ xuất bản ở nước ngoài. Một số tác phẩm tiêu biểu của bà là Trường ca Mẹ (NXB Phụ nữ, 1994), Nếu anh biết được (NXB Hội Nhà văn, 1995), Bâng khuâng chiều (NXB Văn học, 1998).
Xen kẽ buổi giao lưu, sự kiện dành thời lượng ôn giai đoạn hào hùng của dân tộc qua các ca khúc phổ từ thơ. Dàn nghệ sĩ Nhà hát ca múa nhạc Bông Sen lần lượt biểu diễn những sáng tác kinh điển của dòng nhạc cách mạng, hướng đến kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Ca sĩ Minh Hiếu trình bày tiết mục Đất nước (nhạc: Phạm Minh Tuấn, thơ: Tạ Hữu Yên), tái hiện một thuở "ngăn bước quân thù phía Nam phía Bắc, vai mẹ lại gầy gánh gạo nuôi con". Tường Vy - Minh Đoàn song ca Ngày mai anh lên đường, do nhạc sĩ Thanh Trúc phổ từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Lê Giang.
Các tiết mục "đặc sản" ngâm thơ được thể hiện qua các giọng đọc kỳ cựu. Đường tới thành phố - trường ca đầu tiên viết về TP HCM sau năm 1975 của nhà thơ Hữu Thỉnh - vang lên qua chất giọng của thi sĩ Phạm Phương Lan. Nhà thơ Trầm Hương chọn trích đoạn Hoa của nước do chị sáng tác, viết về những nữ chiến sĩ tình báo biệt động Sài Gòn: "Những cô gái ra trận bằng tà áo dài tha thướt/ Áo dài trắng trinh nguyên/ Áo dài thiên thanh hy vọng/ Áo dài đỏ khát khao/ Áo dài hồng đính ước".
Bà Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM, trưởng ban tổ chức - cho biết sự kiện là cột mốc để thi đàn nhìn lại dòng chảy thơ ca của thành phố hàng trăm năm qua. Theo bà, thơ đã đồng hành chiều dài mở mang bờ cõi của cha ông. "Đất đai khẩn hoang đến đâu thì thi ca xuất hiện ở đó... Mỗi nhà thơ đều tuân theo mệnh lệnh từ trái tim, là sẻ chia vui buồn cùng mỗi thăng trầm của thời cuộc, của đời sống xã hội và của dân tộc", bà nói. Đại diện Hội kỳ vọng qua mỗi mùa tổ chức, thơ ca tiếp tục được nâng cao giá trị, trả lại vị thế xứng đáng cho người sáng tạo văn chương.
Mai Nhật
TPHCM - Chương trình “Mùa xuân thống nhất” chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra tối 29.4 tại TPHCM.
Diễn viên Trung Quốc Địch Lệ Nhiệt Ba kiện một công ty phim vì sử dụng công nghệ ghép mặt cô vào người diễn viên khác.
Sinh thời, giáo hoàng Francis ủng hộ nhiệt thành nghệ thuật đương đại, ví lĩnh vực này là 'thành phố trú ẩn' để không ai bị bỏ rơi.
Sinh thời, giáo hoàng Francis ủng hộ nhiệt thành nghệ thuật đương đại, ví lĩnh vực này như 'thành phố trú ẩn' để không ai bị bỏ rơi.
Trở lại cuộc đua điện ảnh dịp 30/4-1/5, Lý Hải chọn đề tài tôn vinh các anh hùng dân tộc. Nam đạo diễn cho biết phim có đại cảnh nổ bom, thực hiện trong rừng dừa nguy hiểm.
Diễn viên Vân Hugo sẽ bị phạt 70 triệu đồng do 'quảng cáo lố' công dụng của sữa, theo đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử.
Ngày 11/4, phía Hòa Minzy đã thông báo về vụ việc trên trang cá nhân. Theo đó, nữ ca sĩ Bắc Bling khẳng định chắc chắn sẽ không tham gia bất kỳ chương trình nào tại Hạ Long vào ngày 22/4. Thay vào đó, lịch trình của cô đã được lên kế hoạch từ trước và sẽ diễn ra tại Hà Nội. 'Ê-kíp và Hòa Minzy hoàn toàn không hề đồng ý hay liên quan gì đến sự kiện ở Hạ Long này. Vì vậy, bất kỳ thông tin nào nói rằng nghệ sĩ sẽ xuất hiện tại chương trình trên đều...
Blogger Trung Quốc Tiểu Môn Ca nổi tiếng khi tái hiện tạo hình của Lưu Diệc Phi, Địch Lệ Nhiệt Ba bằng xì dầu, đậu phụ.
Cơ quan chức năng đã cưỡng chế công trình xâm hại nhà cổ 100 tuổi của học giả Vương Hồng Sển, chuẩn bị tu sửa di tích.