Sau 33 năm bị lừa, lưu lạc nơi xứ người, người phụ nữ ở Thanh Hóa bất ngờ được giúp đỡ trở về quê hương trong dịp đầu năm mới.
Những năm tháng khốn khổ
Những ngày qua, trong căn nhà của ông Lê Ngọc Xuyên (75 tuổi, ở thôn 6, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) luôn nhộn nhịp người đến chia vui, khi hay tin người con gái Lê Thị Hòa (SN 1977) của gia đình “mất tích” suốt 33 năm bỗng trở về.
Từ khi con gái về, mỗi lần nhìn con là nước mắt ông Xuyên lại rơi. Ông Xuyên cho biết, trong suốt 33 năm qua, gia đình ông đã nỗ lực tìm kiếm nhưng không có tin tức về con gái. Tiếc rằng, đến nay Hòa về, người mẹ đã không còn để chứng kiến cảnh cả gia đình đoàn tụ.
Dù xa quê khá lâu, nhưng bà Hòa vẫn còn nhớ và nói được tiếng Việt. Kể về câu chuyện của mình cách đây hơn 30 năm, bà Hòa cho biết, năm 1992, khi đó mới 16 tuổi, gia đình khó khăn nên bà phải nghỉ học sớm. Thời gian ở nhà, bà bị một người đàn ông địa phương rủ đi làm ở bên Trung Quốc. Tin tưởng, bà đi theo, nhưng đã bị người này lừa bán làm vợ cho một người đàn ông ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc, hơn mình 13 tuổi.
“Tôi bị bán làm vợ cho người đàn ông này, gia đình họ nghèo, lại ở tận trong làng hẻo lánh. Suốt một năm đầu tôi đã khóc rất nhiều, luôn miệng gọi tên bố mẹ, anh chị em. Mỗi lần khóc, nhớ nhà là mỗi lần tôi bị người chồng này đánh đập” - bà Hòa nhớ lại.
Không chịu được cảnh làm vợ và bị đánh đập, bà đã bỏ trốn ra ngoài. Do ở vùng sâu vùng xa, lại không biết tiếng nên bà chỉ quanh quẩn được ở khu rừng và bị bắt về lại ngay sau đó. “Lúc tôi bị bắt về, người chồng tiếp tục đánh đập và lấy dao chặt ngón tay út của tôi. Kể từ đó tôi không dám làm gì nữa và chấp nhận số phận. Trong suốt thời gian dài bị giam lỏng trong nhà, tôi đã sinh được một cậu con trai. Hiện, con trai cũng đã lấy vợ và có 2 cháu nội” - bà Hòa nói.
Cuộc trở về trong hạnh phúc
Theo bà Hòa, sau hàng chục năm, đến năm 2016, người chồng qua đời, bà mới thoát cảnh khốn khổ, hàng ngày ra chợ bán rau kiếm sống. Được ra khỏi nhà, đi chợ bà đã gặp được một người đàn ông khác (hơn 1 tuổi) chưa có vợ, rồi cả hai phát sinh tình cảm. “Anh ấy biết được hoàn cảnh của tôi và yêu thương tôi thật lòng. Sau đó tôi đã kết hôn với người chồng này. Anh biết tôi nhớ nhà, đã nhiều lần anh ấy chủ động lên các hội nhóm trên mạng xã hội nhờ người liên lạc về Việt Nam để tìm gia đình cho tôi, tuy nhiên không được” - bà Hòa cho hay.
Sau đó, trong một lần bà Hòa đang bán hàng ở chợ thì gặp được một người phụ nữ nói tiếng Việt (là thương lái mua hàng). Ngay lập tức, bà Hòa kể lại câu chuyện của mình và viết tên các thành viên trong gia đình, ghi địa chỉ ở quê nhờ giúp đỡ.
Ông Lê Ngọc Hào (SN 1975, anh trai bà Hòa) cho biết, đến giờ vẫn chưa hết bồi hồi khi nhớ lại thời điểm có người lạ về tận nhà hỏi thăm thông tin của gia đình và em gái mình. “Hôm đó là ngày Mùng 5 Tết, có hai người (một nam, một nữ) đi xe ô tô đến trước cửa nhà tôi hỏi thăm nhà ông Xuyên, có con là anh Hùng, anh Hào. Tôi nói đúng nhà tôi rồi, người phụ nữ có nói nhà anh đang có người ở bên Trung Quốc, tôi nghĩ ngay đến em gái mình. Tôi lập tức reo lên và đi gọi bố và mọi người cùng đến. Rồi cả gia đình được nói chuyện video qua điện thoại, khi đó ai cũng khóc cả” - ông Hào nhớ lại.
Đến rạng sáng ngày mùng 6 Tết, 7 anh chị em ông Hào cùng dâu, rể và các cháu thuê một chuyến xe đi lên cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh. 16h cùng ngày, cả gia đình đã đón được bà Hòa. “Lúc gặp, nhìn em tôi nhận ra ngay, vì nó giống mẹ và hai đứa em gái. Chỉ tiếc rằng, người chồng thứ hai của Hòa cũng về Việt Nam cùng vợ, tuy nhiên vì không có giấy tờ nên không qua được cửa khẩu và phải quay lại” - ông Hào cho hay.
Được biết, ngày bà Hòa trở về với quê hương, cả gia đình đã dựng rạp, thuê bàn ghế, loa đài để mở tiệc ăn mừng, mời bà con, hàng xóm đến cùng chung vui trong niềm hạnh phúc.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm mở ra triển vọng hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam và Kazakhstan, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển tại khu vực.
Hà Nội – Có 3 đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn huyện Sóc Sơn được nhận hỗ trợ Mái ấm Công đoàn. Việc này càng ý nghĩa khi diễn ra vào Tháng Công nhân.
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, trường đại học Xây dựng Hà Nội thay đổi cách tính điểm IELTS và SAT trong kỳ tuyển sinh năm 2025.
Ngày 2/5 - ngày thứ ba trong kỳ nghỉ lễ, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Bình Dương - Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp vẫn đang nhận hồ sơ phỏng vấn tuyển dụng lao động sau kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Từ nay đến ngày 14/5, mưa dông ở TPHCM có xu hướng xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn. Cơ quan khí tượng dự báo gió mùa Tây Nam sẽ được thiết lập ở khu vực phía Nam. Đây là tín hiệu rõ rệt cho sự chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa ở Nam bộ (bao gồm TPHCM).
Bộ Chính trị yêu cầu kịp thời chi trả theo chế độ, chính sách về thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định.
Sáng 3/5, hàng vạn người đổ về chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP.HCM) trong ngày đầu tiên xá lợi Phật – bảo vật quốc gia Ấn Độ – được mở cửa chiêm bái. Ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, từ sáng sớm, chùa Thanh Tâm – nơi được chọn làm điểm tôn trí chính thức xá lợi Phật – đã kín đặc người. Dòng người trải dài từ cổng vào đến khu chính điện, tay chắp trước ngực, ánh mắt thành kính hướng về khám thờ xá lợi. Nhiều Phật tử lớn tuổi vượt quãng...
Trong tuần qua, TPHCM đã triển khai nhiều quyết định nhân sự quan trọng.