Bị các đối tượng lừa đảo thao túng và đe dọa, sinh viên một trường đại học ở TP.HCM nhiều lần xin gia đình chuyển khoản 1,1 tỉ đồng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chị T., phụ huynh của sinh viên, cho biết tiền đã mất rồi, chị không trách con hay nhà trường. Chị chỉ mong thông tin đến được nhiều người để phòng tránh rủi ro từ thủ đoạn lừa đảo này.
Chị T. cho biết M. - con trai chị - đang học năm nhất Trường đại học RMIT tại TP.HCM. Hôm đó gần cuối buổi chiều, con chị gọi điện nói trường gửi email về chương trình trao đổi sinh viên từ ngày 6-1, M. là một trong 20 sinh viên được chọn.
"Tuy nhiên do bận làm bài nên M. quên không kiểm tra, hôm nay hạn chót làm thủ tục nên cháu đề nghị tôi chuyển 250 triệu đồng vào tài khoản của cháu để chứng minh tài chính. Chỉ cần tài khoản có đủ tiền cho họ xem là xong. Tôi tin con nên đã chuyển" - chị T. kể lại.
Tuy nhiên sau đó M. lại tiếp tục gọi điện cho gia đình đề nghị chuyển tiếp 500 triệu đồng, sau lại báo chuyển thêm 250 triệu đồng chi phí sinh hoạt. Gia đình nghi ngờ có chuyện bất thường nên nói rằng để lên trường kiểm tra lại. Tuy nhiên lúc này là 16h chiều, M. nói rằng thầy cô sắp nghỉ do hết giờ làm việc.
Chị T. đề nghị con vào phòng tài vụ trường để chị nói chuyện với người của trường. M. đồng ý và đưa điện thoại cho người xưng là "thầy Khang, nhân viên phòng tài vụ" nói chuyện.
Sau cuộc nói chuyện này, gia đình tiếp tục chuyển khoản cho con. "Sau đó con tôi yêu cầu chuyển thêm, cứ hết lý do này tới lý do khác. Tôi hỏi con có đảm bảo là đã lên phòng tài vụ không, thì con nói: con ở phòng tài vụ mà, thầy cô hướng dẫn con. Tổng số tiền gia đình đã chuyển khoản là 1,1 tỉ đồng" - chị T. nói.
Thực tế thời gian qua, rất nhiều trường đại học tại TP.HCM đã phát thông báo cảnh báo lừa đảo các chương trình học bổng, trao đổi sinh viên mạo danh trường. Các thông báo này được gửi đến nhiều sinh viên.
Dù đã chuyển khoản nhưng cảm thấy bất thường, tối đó gia đình hỏi con cho xem tài khoản, con nói đã chuyển số tiền này vào sổ chứng minh tài chính của trường, 24 giờ sau sẽ trả. "Tôi hỏi thêm thì con van xin ba mẹ đừng hỏi chuyện này nữa, 72 giờ sau sẽ nói hết sự thật cho ba mẹ biết. Tôi biết mình đã bị lừa nhưng con tôi hoảng loạn làm tôi không dám hỏi nữa" - chị T. kể.
Hôm sau, con chị tiếp tục lên trường và kịch bản cũ lặp lại, con lại đề nghị chuyển 250 triệu đồng. Chị T. nói để mình lên trường, M. lại nói bảo không kịp. Khi này đã biết bị lừa, chị T. nói với con không kịp thì không đi nữa.
"Tôi lên trường trao đổi và được biết nhiều sinh viên khác của trường cũng nhận được thông báo về chương trình trao đổi sinh viên này và đó là thông tin lừa đảo.
Cuối cùng biết sự thật là con tôi làm tất cả những việc trên ở nhà nghỉ một mình theo sự dẫn dắt của tổ chức lừa đảo. Họ lên kịch bản soạn sẵn, thao túng tâm lý làm con tôi ngoan ngoãn làm theo trong tâm trạng rất sợ hãi" - chị T. kể.
Khi sự việc vỡ lở, M. cho biết nhận được email kèm theo lệnh bắt có mộc đỏ của Bộ Công an do M. liên quan đến đường dây lừa đảo. Tiếp đó có người liên tục gọi điện cho M. nói đúng số căn cước công dân, tên, địa chỉ email và đe dọa sẽ bị dẫn độ ra Hà Nội thi hành án, đe dọa sẽ ảnh hưởng đến ba mẹ. M. lo sợ và hoảng loạn nên làm theo kịch bản do những người lừa đảo đưa ra.
"Tiền mất, tôi chỉ xác định đó là bài học mà không la mắng con, bài học là cha mẹ quá tin con mình" - chị T. chia sẻ thêm.
Liên quan đến trường hợp sinh viên bị lừa đảo qua mạng, ban lãnh đạo Đại học RMIT Việt Nam cho biết đảm bảo an toàn cho sinh viên luôn là ưu tiên hàng đầu của trường.
Theo lãnh đạo đại học này, trường đã cảnh báo sinh viên về các vụ lừa đảo gia tăng qua bản tin hai tuần một lần dành cho sinh viên qua email từ tháng 11-2024. Ngoài ra còn có một trang thông tin cung cấp kiến thức về an toàn trực tuyến cho sinh viên. Thật không may, các vụ lừa đảo như vậy không chỉ nhắm tới sinh viên Đại học RMIT mà còn sinh viên của các trường đại học khác.
"Để tránh sập bẫy kẻ gian, chúng tôi đã khuyến nghị sinh viên: chỉ thực hiện thanh toán qua các kênh chính thức được liệt kê trên trang web của nhà trường. Kiểm tra thông báo học phí qua myRMIT, cổng thông tin quản lý sinh viên chính thức của Đại học RMIT. Chỉ tin tưởng các chương trình trao đổi và học bổng được công bố trên trang web chính thức của Đại học RMIT. Bảo vệ thông tin cá nhân, bao gồm cả mã số sinh viên. Chúng tôi cam kết luôn cập nhật thông tin và đảm bảo an toàn cho sinh viên của trường" - đại diện trường nói thêm.
Trong tuần qua, TPHCM đã triển khai nhiều quyết định nhân sự quan trọng.
Ngày 2/5, nguồn tin của Báo Điện tử VTC News cho biết, TAND tỉnh Long An đã sắp xếp lịch xét xử sơ thẩm vụ án loạn luân mà bị can là Lê Tùng Vân (93 tuổi, ngụ xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa). 'Phiên toà sẽ được xử kín vào ngày 21/5 tại TAND huyện Đức Hoà, tỉnh Long An', nguồn tin cho hay. Tháng 4/2024, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố Lê Tùng Vân theo đơn phản ánh có dấu hiệu tội phạm do Hội Liên hiệp Phụ nữ...
Cao Bằng - Bộ trưởng Bộ Công an vừa quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh với Đại tá Sầm Minh Hồ.
Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.
Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.
Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955-22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Sóc Trăng - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi cướp tài sản.