Năm 1990, mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng 3,8 kg/năm. Sau gần ba thập kỷ, con số này đã tăng hơn 21 lần, đạt 81 kg/người vào năm 2019.
Thông tin trên được ông Nguyễn Thi, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, chia sẻ tại hội thảo "Xu hướng phát triển bao bì xanh, thân thiện với môi trường: pháp lý và thực tiễn", diễn ra tại Bình Dương ngày 20-2.
Sự kiện này là hoạt động mở màn trong khuôn khổ triển lãm ProPak Vietnam 2025, do Công ty Informa Markets Việt Nam và Tetra Pak Vietnam phối hợp tổ chức.
Theo ông Thi, năm 1950, thế giới sản xuất khoảng 2 triệu tấn nhựa nhưng đến năm 2019, con số này đã tăng lên 368 triệu tấn. Nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, dự báo đến năm 2040, con số này có thể lên tới 736 triệu tấn.
"Mức tiêu thụ nhựa hiện nay đang gia tăng nhanh hơn tốc độ dân số, cho thấy con người đang sử dụng nhựa quá mức", ông Thi nhấn mạnh.
Ông Thi cho hay hiện nay nhiều quốc gia đã triển khai các chính sách giảm thiểu, tỉ lệ tiêu thụ nhựa vẫn tiếp tục tăng.
Tại Việt Nam, tình trạng này cũng không mấy khả quan. Năm 1990, Việt Nam tiêu thụ khoảng 0,2 triệu tấn nhựa, nhưng đến năm 2022, con số này đã tăng lên hơn 9 triệu tấn. Dự báo đến năm 2029, sản lượng tiêu thụ nhựa có thể tăng gấp đôi.
Xét về mức tiêu thụ bình quân đầu người, theo ông Thi, năm 1990, mỗi người Việt sử dụng khoảng 3,8 kg nhựa/năm song đến năm 2019, con số này đã tăng lên 81kg.
"Chúng ta cần giải pháp quyết liệt để giảm rác thải nhựa, thúc đẩy tái chế và áp dụng kinh tế tuần hoàn nhằm hạn chế phụ thuộc vào nhựa nguyên sinh", ông Thi nói.
Bà Chu Thị Kim Thanh, giám đốc vận hành Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), cho biết từ năm 2019, các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hàng tiêu dùng đã liên kết thành lập liên minh, triển khai nhiều chương trình thu gom và tái chế nhựa.
Không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, PRO Việt Nam còn phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và báo Tuổi Trẻ tổ chức các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về phân loại và tái chế rác thải nhựa.
Theo bà Thanh, tái chế không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn cần sự chung tay của toàn xã hội.
Cùng với đó, nhiều tập đoàn lớn, bao gồm cả các thương hiệu quốc tế, đang tích cực nghiên cứu và áp dụng các giải pháp tiên tiến nhằm cải tiến bao bì theo hướng bền vững hơn.
Chia sẻ về những định hướng cũng như công nghệ mới nhất trong ngành bao bì, bà Nguyễn Thanh Giang - tổng Giám đốc Tetra Pak Việt Nam (doanh nghiệp hàng đầu quốc tế trong ngành bao bì) - cho biết doanh nghiệp đang tập trung vào các giải pháp như: sử dụng nguyên vật liệu bền vững, thiết kế bao bì đơn giản để tối ưu hóa tái chế, đồng thời ứng dụng chuyển đổi số và tự động hóa nhằm giảm chi phí sản xuất và lượng khí thải carbon.
Tetra Pak còn đầu tư vào công nghệ tái chế tại Việt Nam, hợp tác với nhiều đơn vị để đưa sản phẩm tái chế trở lại thị trường đồng thời hỗ trợ xây dựng hệ thống thu gom và tái chế hiệu quả. Đây là một phần trong chiến lược hướng đến Net Zero - trung hòa khí thải carbon trong sản xuất.
Triển lãm Quốc tế ProPak Vietnam 2025 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 20-3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC, Q.7, TP.HCM), quy tụ hơn 340 doanh nghiệp đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Sự kiện mang đến những cập nhật mới nhất về xu hướng, giải pháp và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xử lý, chế biến và đóng gói bao bì. Bên cạnh khu vực trưng bày, triển lãm còn tổ chức các chương trình kết nối, hội thảo chuyên đề nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động và hướng tới phát triển bền vững.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đưa vào khai thác tạm thời đoạn Km0+700 - Km21+850 (từ nút giao TPHCM - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và đoạn Km50+530 - Km57+581 (từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51) thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành từ 18h hôm nay (28/4).
Lãnh đạo FPT Retail, đang vận hành chuỗi nhà thuốc Long Châu, khẳng định ủng hộ công an triệt phá những tổ chức sai phạm, 'dọn sạch' thị trường.
Triển lãm Quốc tế Xây dựng, Công nghiệp mỏ và Giao thông (Contech Vietnam 2025) sáng 22/4/2025. Tại buổi lễ, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, Triển lãm sẽ thúc đẩy hợp tác giữa các nhà thầu, nhà sản xuất, đơn vị tư vấn và các cơ quan quản lý; đồng thời góp phần đưa những công nghệ mới, thiết bị hiện đại, vật liệu tiên tiến đến gần hơn với thực tiễn thi công và vận hành tại các công trình trên cả nước....
Chỉ trong một ngày, giá vàng trong nước tăng “điên cuồng” từ 7,5 - 8 triệu đồng/lượng khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Điều đáng ngạc nhiên mức tăng trong nước mạnh hơn giá vàng thế giới khiến giá vàng trong nước cao hơn thế giới lên tới 12 triệu đồng/lượng.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 22/4/2025 giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước:
Việt Nam đang dần có nhiều dự án bất động sản xanh, bởi những sản phẩm này có giá trị cho thuê cao hơn 10 - 20% so với các tòa nhà thông thường và giúp tiết kiệm 20 - 30% chi phí vận hành hàng năm.
Trong lúc Mỹ đang nỗ lực siết chặt xuất khẩu các loại chip có tầm quan trọng chiến lược sang Trung Quốc, giới phân tích cho rằng động thái của Mỹ thực chất đang trao lợi thế lớn cho quốc gia châu Á.
Nhiều chuyên gia cho rằng Tổng thống Mỹ không có quyền sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Powell do khác biệt chính sách, song ông Trump khẳng định sẵn sàng phá vỡ tiền lệ, bất chấp hậu quả.
Cộng đồng doanh nghiệp là một trong những nhân tố cốt lõi tạo nên sức sống mạnh mẽ và vị thế hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh trong bức tranh kinh tế Việt Nam.