Sáng nay, TP.HCM chính thức khánh thành tuyến metro số 1, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển giao thông công cộng.
Sau hơn hai tháng vận hành tuyến metro số 1 cho thấy nhiều tín hiệu tích cực, đồng thời mở ra triển vọng cho mạng lưới metro TP.HCM trong tương lai.
Từ ngày 22-12-2024, metro số 1 bắt đầu vận hành, những chuyến tàu đầu tiên đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân cũng như du khách.
Theo đánh giá của Sở Giao thông công chánh TP.HCM, metro số 1 trong thời gian đầu vận hành tương đối ổn định. Tuy nhiên vào các ngày cao điểm như lễ Tết, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao nên có xảy ra tình trạng quá tải và một số vấn đề phát sinh do thời tiết. Các vấn đề này đã được xử lý để metro vận hành ổn định hơn, các chuyến tàu hầu như không bị chậm trễ.
Đại diện Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 cho biết từ ngày 22-12-2024 đến 9-3-2025, metro số 1 có hơn 15.300 chuyến tàu được vận hành, phục vụ 5.346.878 lượt hành khách, trung bình khoảng 348 lượt khách/chuyến, gấp 1,8 lần so với dự báo ban đầu.
Để người dân thuận lợi hơn trong việc đi lại bằng metro số 1, TP.HCM đã triển khai 17 tuyến xe buýt điện có trợ giá (miễn phí 30 ngày đầu) kết nối trực tiếp với các ga. Những tuyến xe buýt giúp người dân từ các khu dân cư, khu công nghiệp, trung tâm thương mại... đến các ga metro, tạo cho người dân một hệ thống giao thông công cộng xuyên suốt.
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 8-3, đại diện Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM cho biết tính đến nay các tuyến xe buýt kết nối metro số 1 đã vận chuyển hơn 700.000 lượt hành khách. Trong thời gian tới, trung tâm sẽ bổ sung điểm dừng đón trả khách cũng như rà soát, điều chỉnh lộ trình hoạt động của một số tuyến xe buýt để mở rộng phạm vi kết nối.
Sự chào đón nồng nhiệt của người dân đối với metro số 1 chính là động lực để TP.HCM bước vào giai đoạn triển khai mạnh mẽ hơn, với mục tiêu xây dựng 355km metro trong vòng 10 năm. Và chính metro số 2 sẽ là tuyến thí điểm đầu tiên - bắt đầu từ cơ chế đột phá của nghị quyết 188 của Quốc hội.
Trên cơ sở đó, TP.HCM sẽ tập trung đầu tư đồng loạt và hoàn thiện 7 tuyến metro với tổng chiều dài 355km trong khoảng 10 năm (từ nay đến 2035). Cách làm metro mới từ nghị quyết sẽ chính là tiền đề để áp dụng cho các tỉnh thành trên cả nước.
Một trong những điểm nhấn quan trọng của cơ chế đặc biệt là TP.HCM sẽ được quyết định đầu tư các tuyến metro trên địa bàn và có trách nhiệm triển khai chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, tiến độ.
Theo đó, thủ tục chuẩn bị các dự án sẽ được rút ngắn đáng kể, từ 3 - 5 năm. Khi áp dụng các cơ chế đặc thù, thời gian triển khai giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật rất nhanh, chỉ khoảng 1,5 - 2 năm.
Như vậy nếu chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, kế hoạch hoàn thành 355km metro trong 10 năm là hoàn toàn khả thi.
Ngay sau khi nghị quyết 188 được ban hành, Sở Giao thông công chánh TP.HCM đã trình UBND TP bản kế hoạch triển khai chi tiết với 3 nhóm công việc chính, gắn với các mốc thời gian cụ thể và trách nhiệm của từng đơn vị liên quan. Ngay trong tháng 3-2025, TP sẽ thành lập Ban Chỉ đạo phát triển hệ thống đường sắt đô thị và Hội đồng cố vấn giúp việc cho UBND TP.
Đồng thời các sở ngành sẽ rà soát hướng tuyến metro, khu vực phát triển đô thị theo mô hình TOD để cập nhật vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung... Đặc biệt, TP chọn metro số 2 chính là tuyến thí điểm đầu tiên áp dụng các cơ chế chính sách từ nghị quyết 188. Tuyến này có tổng vốn đầu tư khoảng 47.890 tỉ đồng, vay từ nguồn vốn ODA.
Ông Phan Công Bằng - trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM - cho biết để chuẩn bị thực hiện 355km metro, đơn vị cùng với Sở Giao thông công chánh TP đã báo cáo UBND TP.HCM các nhiệm vụ của các dự án và kế hoạch đầu tư công.
Theo kế hoạch, dự án metro số 2 sẽ được tổ chức lựa chọn nhà thầu vào tháng 10 để khởi công dự án vào tháng 12-2025 và đến năm 2030 hoàn thành. Hiện tại TP đang thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án metro số 2 và thực hiện chuyển đổi nguồn vốn từ ODA sang đầu tư công.
Theo ông Bằng, việc triển khai tuyến metro số 2 này sẽ rất thuận lợi bởi giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành (đạt 99,83%), di dời hạ tầng kỹ thuật sẽ xong trong quý 3-2025.
Ông Phan Công Bằng cho biết với 6 tuyến còn lại nằm trong 355km sẽ thực hiện các thủ tục tiếp theo trong giai đoạn 2025 - 2026 để có thể tổ chức lựa chọn nhà thầu và khởi công các dự án vào giai đoạn 2027. Công tác giải phóng mặt bằng các dự án này sẽ thực hiện từ giai đoạn 2025 - 2027.
Để làm 355km metro tại TP.HCM theo kế hoạch, một chuyên gia đường sắt đô thị nhận định khối lượng công việc là rất lớn, thời gian rất gấp, lại liên quan đến nhiều sở ngành cho đến các bộ ngành trung ương. Đề án metro và nghị quyết 188 rất đặc biệt, vì vậy quá trình triển khai cũng phải đặc biệt, không thể áp dụng cách làm cũ.
Chẳng hạn như thời gian xử lý văn bản, tờ trình hay phê duyệt... cần được rút ngắn, tính bằng ngày chứ không thể kéo dài hàng tuần hay hàng tháng như trước đây. Để người dân sớm thấy quả ngọt từ cơ chế mới, TP.HCM cần nhanh chóng trước mắt là hoàn tất các thủ tục để khởi công tuyến metro số 2.
Sóc Trăng - Cống âu Rạch Mọp chính thức đưa vào vận hành giúp ngăn mặn , trữ ngọt, điều tiết nguồn nước cho 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu...
Lãnh đạo UBND xã Thọ Thanh (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) xác nhận, địa phương vừa xảy ra vụ việc 2 cháu nhỏ tử vong bất thường tại nhà ông bà ngoại. Hiện, cơ quan pháp y Công an tỉnh Thanh Hóa đang khám nghiệm hiện trường, làm các thủ tục pháp y để làm rõ nguyên nhân. Theo vị lãnh đạo này, khoảng 23h tối 21/4, xã nhận được thông tin sự việc trên nên cùng công an tới gia đình ông bà Đ., Th. (ngụ thôn 1, xã Thọ Thanh), là ông bà ngoại của 2...
TPHCM - Tối 26.4, thời tiết TPHCM bất ngờ đổ mưa to khiến chương trình nghệ thuật 3D mapping quốc tế bị gián đoạn.
Ngày 28/4, ông Hoàng Đức Cường, Chủ tịch UBND phường Phượng Sơn, thị xã Chũ (Bắc Giang) cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào sáng cùng ngày trên Quốc lộ 31, khu vực Cầu Đất. Xe khách 45 chỗ đâm vào ô tô con rồi va chạm với một xe máy, đồng thời làm ảnh hưởng đến một căn nhà gần hiện trường. “Bước đầu lực lượng chức năng xác định, có một người chết tại chỗ, nhiều phương tiện giao thông bị hư hỏng nặng”, ông Cường cho biết thêm. Lực lượng chức năng của...
Mới đây, các cơ quan đã công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm với 4 sĩ quan cấp tá quân đội giữ chức vụ mới.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí, với các mục tiêu cụ thể đến giai đoạn 2025 - 2030, với từng nhóm giải pháp.
Ngành lâm nghiệp cần xây dựng một nghị định bao trùm, sửa đổi tất cả các nghị định khác để tháo gỡ những vướng mắc, phù hợp với chính quyền hai cấp và khắc phục những vấn đề khó khăn trong thực tiễn.
Ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn tôn tạo Di tích Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn (xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đặt vòng hoa, dâng hương, tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị. Trong chuyến công tác tại các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long và Miền Trung, ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn...
Điện Biên - Ngày 24.4, Thượng tướng Suvon Luongbunmi - Phó Chủ tịch Quốc hội Lào cùng đoàn công tác đã đến thăm, làm việc tại tỉnh.