TPO - Tối 2/2 (Mùng 5 Tết), tại Công viên văn hóa Đống Đa đã diễn ra Lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2025), tôn vinh, tưởng nhớ công lao to lớn của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân Tây Sơn đã anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giữ vững nền độc lập dân tộc.
![]() |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh dâng hương tại đền thờ Hoàng đế Quang Trung tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa. |
![]() |
Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định đọc diễn văn tại lễ khai hội. |
![]() |
Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm nay tổ chức vào buổi tối thay vì buổi sáng như hàng năm nhưng từ chiều tối ngày 2/2, hàng nghìn người dân đã tụ hội về đây cùng dâng hương trước tượng đài Hoàng đế Quang Trung. |
![]() |
Chương trình nghệ thuật tối 2/2 diễn ra với nhiều tiết mục độc đáo được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại. Người xem được chứng kiến câu chuyện lịch sử theo một cách thức hiện đại với các chương hồi, cảnh diễn, nối tiếp, được biến chuyển tinh tế bằng kĩ xảo, âm nhạc hấp dẫn và đa dạng hình thức thể hiện như: ca hát, xiếc, múa, đồng diễn trống... |
![]() |
Đông đảo người dân và du khách thập phương đổ về dự Lễ hội Gò Đống Đa. |
![]() |
Nhiều em nhỏ được tới tham quan, trải nghiệm tại Lễ hội Gò Đống Đa. |
![]() |
Chương trình là đêm hội của âm thanh và ánh sáng, thể hiện sức hấp dẫn của công nghệ hiện đại trên nền tảng cốt lõi là các câu chuyện lịch sử giá trị, tạo nên một làn gió mới, cách tiếp cận và biểu đạt mới cho những câu chuyện lịch sử trong nhịp sống đương đại hứa hẹn sẽ thu hút sự theo dõi của đông đảo Nhân dân và du khách. |
![]() |
Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng các tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn và nhân dân đương thời đã anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. |
![]() |
Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 2 - 4/2/2025 (tức từ ngày mùng 5 - 7 tháng Giêng, năm Ất Tỵ 2025). |
![]() |
Chương trình kể câu chuyện lịch sử theo một cách thức hiện đại và mới mẻ với các chương hồi, cảnh diễn, nối tiếp, được biến chuyển tinh tế bằng kỹ xảo, âm nhạc hấp dẫn và đa dạng hình thức thể hiện. |
![]() |
Lễ hội Gò Đống Đa là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của thành phố Hà Nội, làm sống dậy những trang sử vẻ vang, chiến công lẫy lừng của dân tộc. |
![]() |
Đây là dịp nhân dân Thủ đô được ôn lại truyền thống hào hùng của chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, bày tỏ lòng tri ân với người Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và khơi dậy niềm tự hào về chiến thắng lẫy lừng đánh đuổi giặc xâm lăng. |
Năm nay lễ hội được tổ chức vào tối 2/2 (Mùng 5 tháng Giêng) tại Công viên Văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm, với điểm nhấn là chương trình nghệ thuật Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước.
Phát biểu tại lễ khai hội, ông Lê Tuấn Định - Chủ tịch UBND quận Đống Đa - khẳng định chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là hội tụ, kết tinh của truyền thống yêu nước sâu sắc, yêu độc lập, tự do cùng với đó là tinh thần đoàn kết, quật cường của nhân dân ta.
Chủ tịch UBND quận Đống Đa nhận định, tiếp nối truyền thống, khí thế hào hùng của Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm xưa, phát huy truyền thống Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến - thành phố Anh hùng - thành phố vì hoà bình, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân quận Đống Đa đã đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, nỗ lực phấn đấu hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, là một trong những địa phương dẫn đầu toàn thành phố về thu ngân sách, góp phần không nhỏ vào kết quả phát triển chung của Thủ đô.
"Với niềm tự hào về lịch sử truyền thống Thăng Long - Hà Nội, với khí thế thần tốc của chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm xưa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Đống Đa cùng chung tay, đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, phát huy mọi nguồn lực để phát triển quận Đống Đa, bứt phá cùng Thủ đô bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội Văn hiến - Văn minh - Hiện đại - Nhân dân hạnh phúc”, Chủ tịch UBND quận Đống Đa nhấn mạnh.
Điểm nhấn tại lễ hội năm nay là chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề Đống Đa – Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước. Đây là chương trình nghệ thuật đặc sắc được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại và lần đầu được truyền hình trực tiếp.
Kể lại lịch sử một cách hiện đại và mới mẻ, biến chuyển tinh tế bằng kỹ xảo, âm nhạc hấp dẫn và đa dạng hình thức thể hiện như ca hát, xiếc, múa, đồng diễn trống...
Chương trình nghệ thuật đặc biệt chú trọng vào yếu tố văn hóa, lịch sử, tôn vinh công đức vua Quang Trung. Sân khấu liên tục thay đổi bối cảnh, giúp tái hiện sống động khung cảnh trong đời sống của nhân dân trong bối cảnh cuối thế kỷ XVIII, sự nhiễu nhương, rối loạn của triều đình, của giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh, đất nước chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, khí thế hừng hực trong các cuộc chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn.
Năm nay, lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 2-4/2/2025 (tức từ ngày Mùng 5-7 tháng Giêng, năm Ất Tỵ 2025).
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm mở ra triển vọng hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam và Kazakhstan, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển tại khu vực.
Hà Nội – Có 3 đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn huyện Sóc Sơn được nhận hỗ trợ Mái ấm Công đoàn. Việc này càng ý nghĩa khi diễn ra vào Tháng Công nhân.
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, trường đại học Xây dựng Hà Nội thay đổi cách tính điểm IELTS và SAT trong kỳ tuyển sinh năm 2025.
Ngày 2/5 - ngày thứ ba trong kỳ nghỉ lễ, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Bình Dương - Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp vẫn đang nhận hồ sơ phỏng vấn tuyển dụng lao động sau kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Từ nay đến ngày 14/5, mưa dông ở TPHCM có xu hướng xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn. Cơ quan khí tượng dự báo gió mùa Tây Nam sẽ được thiết lập ở khu vực phía Nam. Đây là tín hiệu rõ rệt cho sự chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa ở Nam bộ (bao gồm TPHCM).
Bộ Chính trị yêu cầu kịp thời chi trả theo chế độ, chính sách về thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định.
Sáng 3/5, hàng vạn người đổ về chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP.HCM) trong ngày đầu tiên xá lợi Phật – bảo vật quốc gia Ấn Độ – được mở cửa chiêm bái. Ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, từ sáng sớm, chùa Thanh Tâm – nơi được chọn làm điểm tôn trí chính thức xá lợi Phật – đã kín đặc người. Dòng người trải dài từ cổng vào đến khu chính điện, tay chắp trước ngực, ánh mắt thành kính hướng về khám thờ xá lợi. Nhiều Phật tử lớn tuổi vượt quãng...
Trong tuần qua, TPHCM đã triển khai nhiều quyết định nhân sự quan trọng.