Theo quy định hiện hành, sử dụng lòng đường, vỉa hè sai mục đích có thể bị xử phạt từ 200.000 - 30 triệu đồng.
Vậy theo quy định hiện hành, các hành vi vi phạm liên quan đến việc sử dụng lòng đường, vỉa hè sai mục đích bị xử phạt như thế nào? Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với ông Hà Hải, phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM.
Ông Hải cho biết theo Điều 77 Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ năm 2024, lòng đường chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông, còn vỉa hè dành cho người đi bộ.
Vì vậy, các trường hợp khác cần sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Nếu không, hành vi đó sẽ bị xử lý theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Cụ thể, mức xử phạt các hành vi vi phạm về lấn chiếm vỉa hè từ 200.000 - 250.000 đồng đối với cá nhân bán hàng rong, bán hàng hóa nhỏ lẻ trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.
Hoặc đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông, các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
Phạt tiền từ 250.000 - 350.000 đồng đối với cá nhân, từ 500.000 - 700.000 đồng đối với tổ chức để vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông.
Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng đối với tổ chức cản trở người, xe trên đường bộ; ném gạch, đất hoặc vật thể khác vào người; chiếm dụng dải phân cách.
Phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng vỉa hè để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày bán hàng hóa, sửa chữa phương tiện, đặt biển quảng cáo trái phép.
Phạt từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 - 10.000.000 đồng đối với tổ chức bày bán máy móc, thiết bị, vật tư hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên vỉa hè.
Phạt từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng lòng đường, vỉa hè không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng đã hết hạn.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục lại hiện trạng ban đầu.
Theo luật sư Hà Hải, tình trạng lấn chiếm vỉa hè kéo dài suốt nhiều năm qua không chỉ do thói quen kinh doanh lâu đời, mà còn vì việc thực thi pháp luật chưa triệt để.
Nếu lực lượng liên quan thực hiện đúng quy định hiện hành, việc xử phạt có thể đủ sức răn đe, thậm chí có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế mạnh tay.
Việc thay đổi thói quen kinh doanh vỉa hè không thể diễn ra trong một sớm một chiều, mà cần có lộ trình dài hơi, gắn với sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Việc được sử dụng tạm thời vỉa hè có kiểm soát như thành phố đang làm là sự hài hòa giữa quản lý và nhu cầu kinh doanh, buôn bán của người dân, tránh tình trạng buông lỏng hoặc cấm đoán hoàn toàn.
Luật sư Hà Hải nhấn mạnh: mức phạt chưa nhất thiết phải tăng ngay lập tức, vì không ít người buôn bán vỉa hè có thu nhập thấp.
Do đó cần gắn liền tuyên truyền, tạo điều kiện để họ kinh doanh hợp pháp. Quan trọng nhất là người thừa hành công vụ phải thực hiện nhiệm vụ một cách triệt để, đồng bộ, tránh tình trạng "làm cho có", kiểm tra xong rồi đâu lại vào đấy.
Luật sư Hà Hải cho rằng việc dùng camera phạt nguội là một giải pháp cần được nhân rộng để đảm bảo trật tự đô thị, đặc biệt tại một thành phố lớn như TP.HCM. Việc này không chỉ giúp xử phạt các hành vi vi phạm giao thông, mà còn hỗ trợ giám sát tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
Hình ảnh ghi nhận từ camera có thể trở thành chứng cứ quan trọng trong việc xử lý các trường hợp vi phạm, giúp cơ quan chức năng dễ dàng truy xuất, lập biên bản và xử phạt mà không cần phải kiểm tra trực tiếp liên tục, tránh tình trạng xử lý theo thời điểm rồi đâu lại vào đấy.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế xử lý nghiêm minh, tránh tình trạng có hình ảnh vi phạm nhưng không được xử lý đến nơi đến chốn. Khi hệ thống giám sát được triển khai hiệu quả, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân sẽ dần được nâng cao, góp phần xây dựng đô thị văn minh, trật tự hơn.
"Việc được sử dụng tạm thời vỉa hè có kiểm soát như thành phố đang làm, đó là sự hài hòa giữa quản lý và nhu cầu kinh doanh, buôn bán của người dân, tránh tình trạng buông lỏng hoặc cấm đoán hoàn toàn", ông Hải cho hay.
Cao Bằng - Bộ trưởng Bộ Công an vừa quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh với Đại tá Sầm Minh Hồ.
Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.
Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.
Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955-22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Sóc Trăng - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Ngày 20/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Sóc Trăng họp kỳ thứ 32, thông qua tờ trình của UBND tỉnh về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, toàn tỉnh sẽ giảm từ 108 xã, phường, thị trấn xuống còn 43 đơn vị (gồm 8 phường và 35 xã).
Dàn máy bay trực thăng dẫn đầu tiến về TP.HCM tham gia lễ tổng duyệt đại lễ 30/4. (Ảnh: Đại Việt)