Trong khi mức phạt vi phạm giao thông tăng khá cao khiến nhiều người 'rén', mức phạt lấn chiếm lòng lề đường và vỉa hè chỉ tăng nhẹ so với trước đây.
Phải chăng vì thế mà lấn chiếm vỉa hè vẫn cứ diễn ra, khó dẹp được?
Theo nghị định 168/2024, cá nhân bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng có thể bị phạt từ 200.000 - 250.000 đồng (mức phạt theo quy định trước đây từ 100.000 - 200.000 đồng).
Người sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè để họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo có thể bị phạt từ 2-3 triệu đồng (bằng mức phạt cũ). Người bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường, vỉa hè có thể bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng (mức cũ từ 4-6 triệu đồng).
Trong khi các hành vi vi phạm giao thông khác có mức phạt tăng khá cao thì mức phạt đối với các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường hiện bằng hoặc chỉ tăng nhẹ so với quy định cũ. Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường xảy ra thường xuyên, liên quan đến nhiều người và có số lượng cao hơn gấp nhiều lần. Việc kiểm tra, xử phạt (do UBND các cấp phụ trách) cũng khó khăn, phức tạp hơn nhiều.
Đối với các lỗi vi phạm giao thông có mức phạt đến 250.000 đồng (chạy xe đạp vượt đèn đỏ, không đi bên phải theo chiều đi của mình…), cơ quan chức năng có thể phạt tại chỗ, không lập biên bản.
Còn đối với vi phạm bán hàng rong, bán hàng hóa nhỏ lẻ trên lòng đường, vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng có mức phạt đến 250.000 đồng. Tuy nhiên chỉ có chủ tịch UBND cấp xã mới có thẩm quyền phạt tại chỗ lỗi này. Trên thực tế ít có chủ tịch cấp xã nào đủ thời gian để trực tiếp đuổi theo xử phạt những người bán hàng rong, hàng hóa vi phạm.
Đối với các hành vi họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa… trên vỉa hè, lòng đường, ngay cả khi chính quyền đã ra công văn xử phạt đúng với các quy trình, thủ tục chặt chẽ của pháp luật thì vi phạm lại tái diễn thường xuyên. Bởi lẽ việc buôn bán như thế không phải tốn tiền thuê mặt bằng và vẫn luôn có nhiều người mua theo kiểu tiện đâu mua đó, bất chấp việc dừng xe, đậu xe ở lòng đường gây cản trở giao thông, hiếm khi họ bị xử phạt lỗi này.
Về phía chính quyền thì như lời phát biểu với báo chí của nhiều đại diện lãnh đạo UBND cấp phường là nhân sự mỏng nên không thể tập trung lực lượng chức năng đi nhắc nhở, đẩy đuổi, xử lý hằng ngày.
Đối với các lỗi vi phạm giao thông thì có thể thực hiện các biện pháp bảo đảm xử lý vi phạm như tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, xe… hoặc từ chối đăng kiểm (ô tô). Trong khi đó, đối với người lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thì không dễ dàng như vậy.
Có lẽ vì vậy mà trong các báo cáo kết quả xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thường chỉ thấy nêu các cơ quan chức năng đã ban hành được bao nhiêu quyết định xử phạt chứ ít thấy nêu số quyết định xử phạt đã được thi hành (đóng phạt).
Việc nâng mức xử phạt lên nhiều lần có là giải pháp tối ưu để mong giảm thiểu đáng kể vấn nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường?
Xin được nhắc lại theo quy định trước đây (nghị định 34/2010), mức phạt dành cho cá nhân, tổ chức có hành vi chiếm dụng đường phố để kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày bán hàng hóa; kinh doanh, buôn bán vật liệu xây dựng… lên đến 30 triệu đồng.
Mức phạt cao này vượt quá thẩm quyền xử phạt của UBND cấp xã nên UBND cấp xã thường chỉ lập hồ sơ vi phạm đối với những hộ kinh doanh ổn định rồi sau đó chuyển đến UBND cấp huyện ra quyết định xử phạt.
Việc tăng mức phạt lên nhiều lần (nếu có) không thể là chuyện một sớm một chiều do các cơ quan chức năng phải cân nhắc, xem xét nhiều yếu tố để bảo đảm được tính khả thi. Thiết nghĩ, giải pháp phù hợp lúc này vẫn là chính quyền phải thường xuyên đẩy mạnh xử lý vi phạm theo nghị định 168/2024.
Tinh thần có thể sắp xếp cho ngăn nắp hơn, các nơi cần kiên trì, kiên quyết chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm theo hướng dễ làm trước, khó làm sau.
Chẳng hạn, khu phố có thể yêu cầu các hộ tém gọn các chậu cây cảnh, biển hiệu, vật cản ngại khác để chừa nhiều diện tích vỉa hè cho người đi bộ. UBND các phường cần duy trì lại các đường kẻ vạch phân chia vỉa hè để người dân được buôn bán, kinh doanh (như đã từng làm được) mà giờ đang bị buông lơi.
Cần cưỡng chế các cá nhân, hộ kinh doanh, nhất là ở các chợ tự phát không chấp hành nghiêm các yêu cầu cụ thể của địa phương về việc sử dụng vỉa hè…, nhằm bảo đảm bằng được là vỉa hè phải được trả lại theo đúng công năng của nó, phải ưu tiên dành vỉa hè cho người đi bộ…
TP.HCM từng có hai chỉ thị (01/2017, 22/2023) tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn TP để chấm dứt tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán và đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực.
Theo đó, với lưu ý của Sở GTVT TP.HCM (hiện là Sở Giao thông công chánh), nhiều đơn vị chức năng, chính quyền địa phương đã tăng cường quản lý vỉa hè, lòng đường, các điểm trông giữ xe nhằm bảo đảm tối thiểu 1,5m vỉa hè dành cho người đi bộ, không để tái lấn chiếm... gây cản trở giao thông.
Tuy nhiên, theo thời gian thì đâu lại vào đó, vấn nạn buôn bán mất trật tự đã chưa thể xử lý dứt điểm.
Sóc Trăng - Cống âu Rạch Mọp chính thức đưa vào vận hành giúp ngăn mặn , trữ ngọt, điều tiết nguồn nước cho 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu...
Lãnh đạo UBND xã Thọ Thanh (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) xác nhận, địa phương vừa xảy ra vụ việc 2 cháu nhỏ tử vong bất thường tại nhà ông bà ngoại. Hiện, cơ quan pháp y Công an tỉnh Thanh Hóa đang khám nghiệm hiện trường, làm các thủ tục pháp y để làm rõ nguyên nhân. Theo vị lãnh đạo này, khoảng 23h tối 21/4, xã nhận được thông tin sự việc trên nên cùng công an tới gia đình ông bà Đ., Th. (ngụ thôn 1, xã Thọ Thanh), là ông bà ngoại của 2...
TPHCM - Tối 26.4, thời tiết TPHCM bất ngờ đổ mưa to khiến chương trình nghệ thuật 3D mapping quốc tế bị gián đoạn.
Ngày 28/4, ông Hoàng Đức Cường, Chủ tịch UBND phường Phượng Sơn, thị xã Chũ (Bắc Giang) cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào sáng cùng ngày trên Quốc lộ 31, khu vực Cầu Đất. Xe khách 45 chỗ đâm vào ô tô con rồi va chạm với một xe máy, đồng thời làm ảnh hưởng đến một căn nhà gần hiện trường. “Bước đầu lực lượng chức năng xác định, có một người chết tại chỗ, nhiều phương tiện giao thông bị hư hỏng nặng”, ông Cường cho biết thêm. Lực lượng chức năng của...
Mới đây, các cơ quan đã công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm với 4 sĩ quan cấp tá quân đội giữ chức vụ mới.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí, với các mục tiêu cụ thể đến giai đoạn 2025 - 2030, với từng nhóm giải pháp.
Ngành lâm nghiệp cần xây dựng một nghị định bao trùm, sửa đổi tất cả các nghị định khác để tháo gỡ những vướng mắc, phù hợp với chính quyền hai cấp và khắc phục những vấn đề khó khăn trong thực tiễn.
Ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn tôn tạo Di tích Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn (xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đặt vòng hoa, dâng hương, tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị. Trong chuyến công tác tại các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long và Miền Trung, ngày 28/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành công trình Bảo tồn...
Điện Biên - Ngày 24.4, Thượng tướng Suvon Luongbunmi - Phó Chủ tịch Quốc hội Lào cùng đoàn công tác đã đến thăm, làm việc tại tỉnh.