Hồ Xuân Hương sinh vào khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và lớn lên ở miền Bắc. Chính điều này giúp bà tiếp thu và hòa quyện những tinh hoa văn hóa của hai vùng đất lớn.
Theo sách Giai nhân dị mặc, Hồ Xuân Hương là con của ông Hồ Phi Diễn và vợ lẽ họ Hà. Nhà bà “trông xuống hồ Tây”, sau lại ra ở “thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (giờ là phố Nhà Thờ). Khi trưởng thành, bà làm ngôi nhà nhỏ ở hồ Tây, lấy tên Cổ Nguyệt Đường để tiếp các bậc tao nhân, cùng họ xướng họa, bình thơ.
Hồ Xuân Hương vốn là người thông minh, sắc sảo, ứng biến nhanh lại rất mực tài hoa, song cuộc đời bà gặp nhiều éo le. Bao nhiêu nỗi niềm bà gửi hết vào thơ. Như nhà thơ Xuân Diệu từng nói, thơ Hồ Xuân Hương là đời của Xuân Hương, là người của Xuân Hương trong đó, là hồn, là xác, là mắt nhìn, tay sờ, chân đi, là nụ cười, nước mắt của Xuân Hương, là cá tính số phận của Xuân Hương.
Bà để lại khoảng 150 bài thơ, bao gồm tập thơ “Lưu Hương Ký” có 24 bài thơ chữ Hán, 28 bài thơ chữ Nôm cùng khoảng 100 bài thơ khác theo phong cách dân gian, phóng túng. Trong đó có bài thơ Bánh trôi nước vô cùng nổi tiếng, được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy.
Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đánh giá Hồ Xuân Hương là hiện tượng thơ độc đáo, hiện đại, mới mẻ, của văn học Việt Nam. Thơ của bà không chỉ là sự trải nghiệm từ cuộc đời bản thân bà và nhiều thân phận người phụ nữ thời phong kiến, mà còn là sự kết tinh cao nhất của bản sắc Việt, tâm hồn và tính cách của người Việt.
Thơ Hồ Xuân Hương không chỉ trở thành niềm tự hào và yêu mến của người Việt mà còn được đông đảo bạn đọc, học giả quốc tế đánh giá và tôn vinh. Tính đến năm 2021, thơ bà đã được dịch ra 13 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.
Ngày 23/11/2021, Đại hội đồng UNESCO thống nhất cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm 250 năm năm sinh của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. UNESCO đánh giá Hồ Xuân Hương có tư tưởng nhân văn mang tính nhân loại sâu sắc với hạt nhân là đấu tranh đòi quyền sống cho con người. Bà cũng là nữ sĩ duy nhất trong số 7 danh nhân văn hóa Việt Nam được UNESCO vinh danh.
Với những đóng góp cho nghệ thuật, Hồ Xuân Hương xứng đáng là một danh nhân văn hóa toàn cầu, một thi hào có tầm vóc lớn. Tại nước ta, tên tuổi của bà được dùng đặt cho nhiều trường học, đường phố, giải thưởng văn học để bày tỏ lòng thành kính ngưỡng mộ.
Cao Bằng - Bộ trưởng Bộ Công an vừa quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh với Đại tá Sầm Minh Hồ.
Bắc Giang - Cầu Đồng Việt sẽ được thông xe trong 2 ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Tiêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn 'trăm người như một' của các khối vũ trang... là những hình ảnh nổi bật trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, sáng 30/4.
Hà Nội - 10 Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm sau khi tinh gọn bộ máy.
Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955-22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Sóc Trăng - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Ngày 20/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Sóc Trăng họp kỳ thứ 32, thông qua tờ trình của UBND tỉnh về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, toàn tỉnh sẽ giảm từ 108 xã, phường, thị trấn xuống còn 43 đơn vị (gồm 8 phường và 35 xã).
Dàn máy bay trực thăng dẫn đầu tiến về TP.HCM tham gia lễ tổng duyệt đại lễ 30/4. (Ảnh: Đại Việt)