Bộ Thông tin và Kỹ thuật số Indonesia (Kemkomdigi) thành lập lực lượng bảo vệ trẻ em trên không gian mạng nhằm hạn chế nội dung độc hại ảnh hưởng các em.
Theo báo Tempo (Indonesia), Bộ Thông tin và Kỹ thuật số Indonesia (Kemkomdigi) vừa chính thức thành lập một lực lượng đặc biệt bảo vệ trẻ em trong không gian số, với nhiệm vụ giám sát và xây dựng các quy định nhằm hạn chế các nội dung độc hại trên internet.
Lực lượng này bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 3-2 theo sắc lệnh được Bộ trưởng Thông tin và Kỹ thuật số, bà Meutya Hafid, ký ngày 2-2.
Lực lượng này bao gồm đại diện từ nhiều bộ ngành như Bộ Thông tin và Kỹ thuật số, Bộ Giáo dục Cơ bản và Trung học (Kemendikdasmen), Bộ Y tế (Kemenkes), Bộ Trao quyền cho Phụ nữ và Bảo vệ Trẻ em (Kemen PPPA), cùng với các chuyên gia học thuật, nhà giáo dục, tổ chức bảo vệ trẻ em và chuyên gia tâm lý trẻ em.
Bộ trưởng Hafid cho biết biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh Indonesia hiện xếp thứ tư trên thế giới về mức độ tiếp cận nội dung khiêu dâm ở trẻ em.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Quốc gia về Trẻ em Mất tích và Bị Bóc lột (NCMEC), trong 4 năm qua, Indonesia đã ghi nhận hơn 5,5 triệu vụ việc liên quan đến nội dung khiêu dâm trẻ em.
Ngoài ra, nhiều vấn đề khác như cờ bạc trực tuyến, bạo lực tình dục và bắt nạt trên mạng cũng đang là mối quan tâm lớn của chính phủ.
Một trong những biện pháp quan trọng khác đang được xem xét là áp dụng giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội nhằm giảm nguy cơ trẻ tiếp xúc với nội dung độc hại.
Các cuộc khảo sát gần đây từ Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ Internet Indonesia (APJII) cho thấy tỉ lệ người dùng internet tại Indonesia đã đạt 79,5% vào năm 2024. Trong đó, thế hệ Z (sinh từ 1997-2012) có tỉ lệ tiếp cận trên 87%, còn nhóm trẻ sinh từ năm 2013 trở về sau đạt hơn 48%.
Bộ trưởng Hafid nhấn mạnh các quy định mới không chỉ tập trung vào việc giám sát chặt chẽ nội dung trên mạng mà còn nâng cao kỹ năng số cho trẻ em và phụ huynh. Ngoài ra, chính phủ cũng cam kết tăng cường thực thi pháp luật, xử lý nghiêm các đối tượng phát tán nội dung độc hại nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong không gian số.
Việc thành lập nhóm đặc biệt này xuất phát từ chỉ đạo của Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto, yêu cầu Bộ Thông tin và Kỹ thuật số nhanh chóng xây dựng các quy định bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Indonesia hiện nằm trong số 30 quốc gia đã thông qua sáng kiến bảo vệ trẻ em trên không gian số. Chính phủ nước này đang phối hợp với Ủy ban Bảo vệ Trẻ em Indonesia (KPAI) và Bộ Trao quyền cho Phụ nữ và Bảo vệ Trẻ em nhằm triển khai các chính sách, hướng tới một môi trường kỹ thuật số an toàn hơn cho trẻ em.
Theo danh sách phạt nguội công an các tỉnh công bố đến cuối tháng 3, nhiều người lái xe vi phạm lỗi chạy quá tốc độ.
Theo các nhà khoa học, khoáng chất sulfat tồn tại với các lượng nước khác nhau ở hầu hết các vùng trên sao Hỏa và cho phép chúng ta hiểu cách nước di chuyển quanh hành tinh.
Cục Sở hữu trí tuệ phát động hưởng ứng Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới; Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp về Kinh tế sáng tạo trong âm nhạc.
Sáu 'hố tử thần' xuất hiện ở tỉnh Mae Hong Son, Thái Lan sau trận động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar vừa qua. Tính đến nay, gần 100 dư chấn đã được ghi nhận sau động đất.
Ngày 17.2.2025, Công an tỉnh Bắc Ninh thông báo kết quả phát hiện xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát giao thông và máy đo tốc độ từ 20.1 - 2.2.2025.
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, khi con đường phát triển đã rõ ràng, chỉ cần biết cách làm và quyết tâm làm sẽ thành công.
Trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền trung Myanmar khiến nhiều địa phương ở Việt Nam cảm nhận rung lắc mạnh, tuy nhiên ít có khả năng gây thiệt hại, theo chuyên gia.
Các phi hành gia trở về Trái đất sau sứ mệnh nhiều ngày trong không gian thường được khiêng bằng cáng. Hai phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS cũng không ngoại lệ.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.